4 biểu hiện “nguy hiểm” của trẻ mà cha mẹ phải can thiệp sớm, bằng không về sau sẽ ân hận

5 mins read
4 biểu hiện “nguy hiểm” của trẻ mà cha mẹ phải can thiệp sớm, bằng không về sau sẽ ân hận

Mỗi bậc phụ huynh đều mong muốn con mình có thể tự tin, tích cực và lạc quan từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành của trẻ, một số cha mẹ sẽ nhận thấy con mình ngày càng trở nên rụt rè, ít nói, hay xấu hổ và ngại đối mặt với thất bại.

Nhiều cha mẹ cho rằng đó chỉ là tính cách của con, nên thường không chú ý.

Nhưng nếu tình trạng này kéo dài mà không có sự can thiệp kịp thời, nó có thể khiến trẻ trở nên tự ti, gây trở ngại cho cuộc sống sau này của trẻ. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ, dễ dẫn đến những vấn đề như sợ giao tiếp xã hội, khó khăn trong diễn đạt và trở thành “trẻ đặc biệt”. Do đó, cha mẹ cần nhận ra và theo dõi tâm lý của trẻ để hỗ trợ kịp thời. Dưới đây là 4 đặc điểm thường thấy ở trẻ tự ti, nếu phát hiện một trong số đó, phụ huynh cần can thiệp ngay.

1. Thường trốn tránh khi gặp vấn đề

Trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống nên khi gặp khó khăn, trẻ dễ nảy sinh tâm lý trốn tránh. Nhưng nếu trẻ luôn chọn cách tránh né để giải quyết mọi vấn đề thì có thể đó là dấu hiệu của sự tự ti. Trẻ không đánh giá đúng năng lực của mình, nên thường tỏ ra rụt rè, nhút nhát.

2. Quá để ý đến nhận xét của người khác

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm và thường lo sợ bị người khác không thích, nên sẽ quan tâm đến lời nhận xét của mọi người. Đôi khi, trẻ trở nên bất mãn với những lời nhận xét vô tình, luôn nghĩ rằng không ai yêu quý mình, và cố gắng để được lòng tất cả mọi người, từ đó đánh mất chính mình.

4 biểu hiện

Cha mẹ cần nhận ra và theo dõi tâm lý của trẻ để hỗ trợ kịp thời. (Ảnh minh họa)

3. Không thích nói chuyện

Mỗi trẻ có tính cách khác nhau, có trẻ thích nói không ngừng, có trẻ lại im lặng. Những trẻ ít nói thường được cha mẹ cho là tính cách nhút nhát, không giỏi giao tiếp nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu trẻ không thích nói chuyện trong thời gian dài, gặp người lạ chỉ biết trốn sau lưng bố mẹ, thì đó có thể là dấu hiệu của sự tự ti. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến của mình, bắt đầu từ việc chào hỏi lịch sự người quen. Nếu trẻ tự ti nghiêm trọng, nên tìm đến bác sĩ tâm lý để hỗ trợ kịp thời.

4. Rất dễ tổn thương

Trẻ tự ti thường rất yếu đuối. Ví dụ, khi chơi với bạn mà thua, trẻ có thể khóc ầm ĩ hoặc tự bực mình ngay cả khi chơi một mình. Những trẻ này tuy có vẻ háo thắng, nhưng thực chất lại rất tự ti, vì tâm lý của trẻ giống như “pha lê”, dễ vỡ và khả năng chịu đựng thất bại kém.

Khi trẻ có xu hướng tự ti, phụ huynh cần chú ý không phê bình trẻ trước mặt người khác. Nếu trẻ mắc lỗi, cần lựa chọn không gian phù hợp để giáo dục. Hãy nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ, tránh la hét, đánh mắng.

Khi trẻ gặp vấn đề, cha mẹ nên tự kiểm tra lại bản thân trước, xem xét vai trò của mình và đánh giá cách giáo dục xem đã hợp lý chưa. Áp dụng cứng nhắc phương pháp của người khác không phải lúc nào cũng hiệu quả, vì mỗi trẻ có cá tính riêng biệt, cần được giáo dục theo cách phù hợp.

Điều quan trọng là phải “dạy theo khả năng” của từng trẻ. Đừng đợi đến khi con bị gắn mác “tự kỷ” mới hối tiếc vì không giúp con xây dựng sự tự tin từ đầu. Mỗi đứa trẻ sinh ra như một tờ giấy trắng, hình thành tính cách ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ!

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog