Một bà mẹ ở Trung Quốc phàn nàn trên diễn đàn dành cho phụ huynh: “Rõ ràng là tôi luôn dạy con trai mọi thứ kỹ năng, nhưng con lại không trở thành một “quý ông”, không lễ phép trong bất cứ việc gì. Nhìn sang đồng nghiệp của mình, tôi chưa bao giờ thấy cô ấy lo lắng cho con, thậm chí còn lười đến mức giao con làm mọi thứ nhưng đứa trẻ vẫn rất trưởng thành. Điều này quả thực không công bằng. Có phải cha mẹ sinh con trời sinh tính hay không?”.
Thực tế, con quá nghịch ngợm và luôn không vâng lời; con quá lười biếng hay con rụt rè; ích kỷ… mọi vấn đề này đều có thể nhìn thấy từ cách giáo dục của gia đình.
Nhiều bậc cha mẹ thở dài: Tại sao con không được thừa hưởng gen ưu tú nào của mình? Làm thế nào để con nghe lời? Đó là vì họ chưa học được kỹ năng giao tiếp! Người xưa có câu “cha mẹ mạnh con yếu”. Cha mẹ làm mọi thứ cho con nhưng lại làm suy yếu khả năng của con.
Tại sao nhiều cha mẹ thoạt nhìn có vẻ nuôi con rất “lười biếng”, nhưng con cái vẫn ngoan ngoãn, tự lập? Bởi “lười biếng” ở đây được hiểu là đứng lùi lại, cho phép con được tự đối mặt với thách thức và vượt qua khó khăn, thay vì nhanh chóng chạy đến và gạt bỏ mọi chướng ngại vật trước mặt chúng. Nói cách khác, nuôi dạy con kiểu “giả vờ” chính là bí quyết của những phụ huynh này. Họ “đóng kịch” một cách có chủ đích và các con trở nên tự lập, chủ động nhờ việc đó.
1. Bố mẹ giả không biết để kích thích tư duy của con
Một người bố nọ thường cố tình “ăn gian” khi kiểm tra bài tập về nhà cho cậu con trai lớp 1. Ông sẽ hỏi con: “Câu hỏi này bố không chắc lắm, con có thể cho bố biết cô giáo đã dạy con như thế nào không?”. Người con trai cẩn thận nhớ lại những gì đã học trên lớp và kể lại chi tiết cho bố mình một cách tự tin. Một hành động đơn giản như thế đã thúc đẩy cải thiện trí nhớ, khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt và sự tự tin của đứa trẻ.
Đối với những điều trẻ không hiểu, cha mẹ cũng nên tích cực “giả vờ” để phát huy tính ham học hỏi và khả năng chủ động khám phá của trẻ.
Một phụ huynh khác chia sẻ: “Một lần cả nhà đi chơi xa, cô con gái mê mẩn những bông hoa dại nhỏ xinh, hào hứng hỏi: Mẹ ơi, đây là gì? Tôi giả vờ lắc đầu bất lực: Mẹ cũng không biết, con viết hình dáng của những bông hoa ra giấy, ngày mai đến thư viện tra cứu!
Ngày hôm sau, tôi cùng con gái đến thư viện dành cho trẻ em, và chẳng mấy chốc, con bé đã tìm thấy những bông hoa dại trong album thực vật, học tên của những bông hoa và biết rằng những chúng có thể được dùng làm thuốc”.
Cha mẹ thông minh không nhất thiết phải có khả năng trả lời “100.000 câu hỏi tại sao” của con cái, mà quan trọng hơn là khuyến khích trẻ khám phá bản thân. Quá trình này không chỉ là sự tích lũy kiến thức mà còn là sự phát triển các phương pháp và năng lực học tập.
Dạy một đứa trẻ câu cá tốt hơn là cho con con cá. Những đứa trẻ có thể tự khám phá, phân tích và giải quyết vấn đề là những đứa trẻ xuất sắc.
2. Cha mẹ giả vờ yếu đuối để nâng cao tinh thần trách nhiệm của con cái
Con cái cũng có ý thức và trách nhiệm. Đứa trẻ là một thành viên trong gia đình, hãy để trẻ nhận ra rằng mình cần thiết và có cảm giác tồn tại. Giả vờ yếu đuối một cách thích hợp có thể kích thích sự đồng cảm và mong muốn được bảo vệ của trẻ.
3. Cha mẹ giả vờ “trẻ con” để tăng cường mối quan hệ với con cái
Nhiều bậc cha mẹ hô hào “làm bạn” với con nhưng họ vẫn giao tiếp với con bằng suy nghĩ lý trí của người lớn. Nhiều thứ mà trẻ em rất quan tâm lại quá ngây ngô trong mắt cha mẹ, thậm chí họ còn lo lắng về vấn đề phát triển trí tuệ của trẻ. Nhưng họ đã thực sự bước vào thế giới nội tâm của trẻ thơ chưa?
Trên đời không thiếu những bậc cha mẹ yêu thương con cái, cái thiếu chính là họ chưa học cách nhìn thế giới từ góc nhìn của con. Giả vờ trẻ con không hẳn là làm như trẻ con, chỉ cần có trí tưởng tượng để nhìn vấn đề như bạn cùng độ tuổi của con cũng sẽ khiến quan hệ cha mẹ con cái gắn kết.
4. Cha mẹ giả vờ “lười biếng” để rèn tính tự lập cho con
Julie Lythcott Haims, trợ lý hiệu trưởng của Đại học Stanford, cho biết: “Công việc của tôi là cung cấp một môi trường để các con trưởng thành, giúp con trở nên mạnh mẽ thông qua công việc và tình yêu”.
Việc nhà là một phần quan trọng trong cuộc sống gia đình và là trách nhiệm chung của mọi thành viên. Các bậc cha mẹ quá siêng năng giúp con giặt quần áo và thu dọn đồ chơi của chúng, điều này hầu như làm giảm cơ hội vận động thực hành của trẻ. 3-6 tuổi là giai đoạn trẻ hình thành thói quen, việc được lo mọi thứ sẽ chỉ khiến trẻ phụ thuộc nhiều hơn vào cha mẹ trong cuộc sống. Đằng sau đứa bé khổng lồ thường là một người mẹ có thể làm tất cả.
Khi trẻ khát, khuyến khích trẻ tự rót nước; khi trẻ chơi mệt, khuyến khích trẻ tự thu dọn đồ chơi; khi lau sàn nhà, hãy nói với trẻ rằng bố mẹ rất mệt, cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của trẻ. Những bậc cha mẹ biết cách giả vờ lười biếng thực sự đã tăng cơ hội cho con cái họ vận động, nuôi dưỡng tính độc lập, khả năng tự chăm sóc và sự tự tin của trẻ tốt hơn.
“Giả vờ” là cách giao tiếp mà trẻ có thể chấp nhận và là cả một “nghệ thuật”. Nội dung cốt lõi của “giả vờ” là sự chân thành và tình yêu thương. Hãy là bậc cha mẹ giỏi “ngụy trang”, tin tưởng, hướng dẫn con, cho con không gian và cơ hội để trưởng thành, để con học cách tự lập, chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề.
Khi chúng ta già và nhìn những con vững chãi một mình vượt qua những trở ngại và dũng cảm tiến về phía trước, chúng ta sẽ biết rằng tình yêu lớn nhất dành cho trẻ không phải là bảo bọc mà là vẽ ra con đường để con tự bước đi.