3 hành động này tuy nhỏ nhưng “tố cáo” con bạn đang có EQ thấp, chỉnh đốn ngay để tương lai con bớt khổ

6 mins read
3 hành động này tuy nhỏ nhưng “tố cáo” con bạn đang có EQ thấp, chỉnh đốn ngay để tương lai con bớt khổ

Tiến sĩ tâm lý Goleman của Đại học Harvard (Mỹ) đã nói: Một người có thể thành công hay không, IQ chiếm 20% và EQ chiếm 80%. Một cuộc khảo sát do TalentSmart thực hiện cho thấy: “90% những người làm việc hiệu quả đều có trí tuệ cảm xúc cao, với thu nhập trung bình mỗi năm cao hơn. Trí tuệ cảm xúc cũng chiếm tới 60% hiệu suất công việc”.

Những người EQ cao có xu hướng đưa ra quyết định tốt hơn, giữ bình tĩnh trước áp lực và căng thẳng, giải quyết xung đột một cách khéo léo, phản hồi tích cực trước những lời góp ý mang tính xây dựng, làm việc tốt với người khác và thể hiện khả năng lãnh đạo. Ngoài ra, những người có chỉ số EQ cao có xu hướng thăng tiến trong các tổ chức.

Có câu chuyện được một cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ thế này: “Đồng nghiệp của tôi đưa con gái đến thăm nhà. Khi ra thang máy đón khách, chúng tôi tình cờ gặp bà hàng xóm. Bà vốn dĩ có tật ở hông nên tướng đi không được bình thường. Lulu – con gái của đồng nghiệp tôi – vừa nhìn thấy đã hét lên: “Mẹ ơi, nhìn bà ấy gù lưng kìa, xấu quá”. Người mẹ nhìn xung quanh ái ngại, nói rằng đứa trẻ thật không biết điều nhưng bà Trương cười và nói không sao.

Khi đến giờ ăn, Lulu cầm con cua trên bàn khều vài miếng rồi chê: cua gì không tươi chút nào, thua xa cua ở nhà của con. Sau khi đồng nghiệp của tôi rời đi, mẹ chồng tôi phàn nàn rằng đứa trẻ có EQ thấp. Nhớ lại trước đó, tôi mới hiểu tại sao con bé luôn mâu thuẫn với các học sinh khác trong lớp”.

3 hành động này tuy nhỏ nhưng

Ảnh minh họa

EQ của trẻ có thể nhìn thấy từ hoạt động hàng ngày. Các chuyên gia về nuôi dạy con đã tóm tắt 3 biểu hiện của EQ thấp ở trẻ em:

Ích kỷ, thích nói lời tổn thương

Những đứa trẻ có EQ thấp thường rất ích kỷ, không quan tâm đến cảm xúc của người khác, không biết đặt mình vào vị trí của ai khác. Trẻ hay vạch trần lỗi lầm đối phương, dùng lời nói làm tổn thương họ. 

Khi một người luôn muốn đánh bại người khác bằng lời nói thì mục đích không chỉ là giao tiếp mà thể hiện bản thân và hạ gục đối phương. Đại đa số những người có thói quen xấu này đều không nhận ra tác hại của nó. Nhưng trên thực tế, đây là hành vi của người bất lịch sự, không biết lắng nghe và tôn trọng người đối diện. Bề ngoài có vẻ là người chiến thắng nhưng thực chất lại thua trong tâm hồn, bị mọi người lánh xa. 

Người có EQ cao sẽ không “xát muối vào vết thương” của người khác mà quan tâm đến cảm xúc hiện tại của họ. Đừng tùy tiện nói khuyết điểm của người khác, buộc tội họ rồi cho rằng mình thẳng thắn, bộc trực. 

Không có khả năng chống lại thất bại

Trẻ có chỉ số EQ thấp thường không ổn định về mặt cảm xúc, không có khả năng chống lại thất bại, bị mắng vài câu là khóc không ngừng, thi trượt sẽ suy sụp. Trẻ cũng sẽ rất dễ cáu kỉnh và trút giận lên những người gần gũi nhất xung quanh mình.

Quá quan tâm đến tiểu tiết

Người có EQ thấp nội tâm rất nhạy cảm, thích quan tâm đến từng chi tiết nhỏ, quá quan tâm đến một lời nói vô ý của người khác. Ở với người như vậy rất khó chịu, lúc nào cũng phải cẩn thận, lo lắng.

EQ không phải luôn dễ dàng thay đổi trong một ngày một bữa nhưng với một chút nỗ lực, hầu như ai cũng có thể cải thiện chỉ số cảm xúc bằng việc huấn luyện, tự xem xét nội tâm và tiếp thu ý kiến của người khác. 

Tại sao một số trẻ ích kỷ, độc đoán, không coi trọng cảm xúc của người khác? Đó là vì sự chiều chuộng con cái từ nhỏ của cha mẹ đã tạo điều kiện cho chúng hình thành thói quen xấu. Do đó, nếu bạn không muốn con mắc tính xấu, hãy để trẻ biết rằng nếu con nói điều gì đó khó nghe, người khác sẽ rất khó chịu. Chỉ khi trẻ đã trải qua sự đồng cảm, chúng mới có thể biết những gì không nên nói và những gì không nên làm.

Khi nói chuyện với con cái, chúng ta phải đối xử với chúng bình đẳng như người lớn, chỉ khi trẻ được tôn trọng thì chúng mới có thể học cách tôn trọng người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ yêu đời và không ngại khó khăn, đó là cách giáo dục con cái tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog