Trẻ thích nói 4 câu này, tương lai rất dễ làm nên chuyện
Chỉ cần chú ý quan sát và lắng nghe, cha mẹ sẽ nhận ra liệu con mình có phải là một đứa trẻ có tiềm năng hay không.
- Chuyên gia giáo dục độc lập kể chuyện dạy con bằng 1 “hình phạt chết tâm” gây tranh cãi
- 8 quy tắc cần phải dạy con trước 6 tuổi
- Cách dạy con tuổi dậy thì khéo léo cho các phụ huynh
Lời nói là cách thể hiện rõ ràng nhất trí tuệ và tư duy của trẻ. Trẻ thường xuyên nói những câu này, chứng tỏ bé rất nhanh nhẹn, thông minh.
1. “Con có thể”
Nhiều đứa trẻ có vẻ rất bướng bỉnh, muốn làm theo ý mình đôi khi khiến cha mẹ đau đầu. Nhưng mặt khác, nếu con thường xuyên nói những câu như: “Con có thể”, “Con làm được”; “Để con tự làm”… điều này cho thấy đứa trẻ có tính cách rất tự tin, có thái độ tích cực và giáo dục trong gia đình tương đối thành công.
Một đứa trẻ tràn đầy năng lượng sẽ thể hiện tốt cả trong học tập và cuộc sống, ngay cả những người xung quanh cũng sẽ cảm thấy rất vui khi kết thân với một người như vậy.
Chỉ cần chú ý quan sát và lắng nghe, cha mẹ sẽ nhận ra liệu con mình có phải là một đứa trẻ có tiềm năng hay không. (Ảnh minh họa)
2. “Có lẽ, có thể như vậy”; “Con nghĩ…”; “Bố mẹ nghĩ sao?”
Nếu một đứa trẻ luôn nói những từ mơ hồ như “có lẽ”, “có thể” chứng tỏ con khá khiêm tốn, biết cân nhắc kỹ lưỡng cảm xúc của người khác. Chúng “lùi” để tiến, thích tham khảo ý kiến của người khác và tích hợp điểm mạnh của mọi người.
Đằng sau mỗi từ “Con nghĩ” của đứa trẻ là sự phản hồi của trẻ về vấn đề mà bé đang quan tâm. Bố mẹ hãy lắng nghe tâm tư, quan điểm của trẻ và phản hồi theo cách tích cực nhất. Đồng thời nên để trẻ có không gian để suy nghĩ và phán đoán.
3. “Không sao đâu!”; “Cảm ơn!”
Một số trẻ rất lịch sự hay nói “Không sao đâu” khi bị người khác phạm lỗi hoặc lời “Cảm ơn!” thường trực trên môi. Mặc dù đó là một số câu giao tiếp đơn giản, nhưng nó có thể phản ánh sự giáo dục của gia đình. Mối quan hệ giữa các cá nhân của những đứa trẻ này thường tốt hơn, điều này cũng đặt nền tảng tốt cho sự phát triển trong tương lai.
Do đó, điều quan trọng là khuyến khích trẻ em khoan dung, rộng lượng và học cách bày tỏ lòng biết ơn.
4. “Để mình giúp bạn!”
Một số trẻ thích giúp đỡ, chỉ cần cha mẹ, thầy cô, bạn học có việc gì là trẻ sẽ nhanh chóng hô to: “Để con giúp!”. Sự nhiệt tình của trẻ là một phẩm chất rất tốt, người tử tế sẽ khiến người khác cảm thấy ấm áp, hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân với nhau. Vì vậy, khi trẻ thích giúp đỡ, cha mẹ không nên từ chối mà nên ủng hộ ý kiến của trẻ, bất kể trẻ làm được tốt hay không. Hãy khuyến khích và khen ngợi để trẻ tiếp tục duy trì sự nhiệt tình như vậy.
Trong gia đình, để trẻ thành người giao tiếp tốt, cha mẹ nên hướng dẫn con nói ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào trọng điểm. Nói dài dòng, không trọng tâm, lâu dần người ta không hiểu, không muốn nghe nữa. Ngoài việc giao tiếp với trẻ nhiều hơn, chúng ta cũng có thể tập cho trẻ nói một vài câu nhỏ hoàn chỉnh, hoặc kể một câu chuyện ngắn, để rèn luyện tư duy logic và khả năng tổ chức ngôn ngữ.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ biết nói gì vào những dịp thích hợp và học cách đợi người khác nói xong mới bày tỏ ý kiến của mình. Trẻ em nên học cách nói chuyện với giọng điệu khiêm tốn và tôn trọng, không luôn tự cho mình là trung tâm và quan tâm đến cảm xúc của người khác nhiều hơn.
Những câu chuyện bé kể về trường lớp, về bạn bè hay cô giáo, bố mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe hết. Đừng tỏ thái độ gay gắt với trẻ, điều này sẽ khiến bé sợ hãi không dám nói ra ý kiến của mình.
Cách nói của trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ người lớn, cha mẹ hãy làm gương tốt cho con. Một môi trường gia đình thân thiện và hòa nhã sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy an toàn và muốn chia sẻ nhiều hơn.