Sự khác biệt của những đứa trẻ thường chơi với điện thoại di động và không …

14 mins read
Sự khác biệt của những đứa trẻ thường chơi với điện thoại di động và không …

Sự khác biệt của những đứa trẻ thường chơi với điện thoại di động và không chơi điện thoại di động? 10 năm sau vỡ lẽ!

Như Anh, Theo Phunuso 19:17 04/07/2023

Câu hỏi đặt ra là liệu việc trẻ vị thành niên tiếp xúc sớm với các sản phẩm điện tử có ảnh hưởng đến sự phát triển IQ của chúng không?

  • Nghỉ việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm, về nhà làm một bà mẹ toàn thời gian: Bỏ đi tiền tài, danh vọng để về dạy con là quyết định sáng suốt nhất đời tôi!
  • Đây là 2 kiểu người mẹ nhìn có vẻ lười biếng nhưng con cái của họ lại trưởng thành rất tốt!
  • 10 tuyệt chiêu giúp cha mẹ bận rộn vẫn gắn kết với con cái

Với sự phát triển của thời đại và sự đổi mới của khoa học và công nghệ, chúng ta đang ở trong thời đại của Internet. Dù là cuộc sống, công việc hay giải trí, có vẻ như chúng ta hiện tại không thể tách rời Internet. Là một trong những công cụ sử dụng Internet, điện thoại di động được chúng ta sử dụng hầu như mỗi giờ, liên lạc với người thân, bạn bè, mua sắm, học tập, chơi game… Chính vì điện thoại di động là thứ không thể thiếu nên một khi con người hiện đại rời xa điện thoại, hoặc điện thoại ở trạng thái pin yếu, họ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, lo lắng.

Do những hạn chế về kỹ thuật và giá cả, thường có một giới hạn nhất định về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp… trong việc tiếp cận Internet.

Nhưng trong xã hội hiện đại, ngay cả trẻ em chưa trưởng thành cũng có thể sử dụng các sản phẩm điện tử.

Với sự phát triển của thời đại Internet, tần suất truy cập của trẻ vị thành niên đối với các sản phẩm điện tử ngày càng cao.

Có những đứa trẻ thậm chí có thể vận hành các chức năng khác nhau trong phần mềm khéo léo hơn cả người lớn.

Trong trường hợp này, câu hỏi đặt ra là liệu việc trẻ vị thành niên tiếp xúc sớm với các sản phẩm điện tử có ảnh hưởng đến sự phát triển IQ của chúng không?

Sự khác biệt của những đứa trẻ thường chơi với điện thoại di động và không chơi điện thoại di động? 10 năm sau vỡ lẽ! - Ảnh 1.

Vấn đề phát triển não bộ

Để khám phá kết quả của câu hỏi, một nhóm các chuyên gia ở Hoa Kỳ đã tiến hành một loạt các cuộc điều tra cụ thể về việc sử dụng các sản phẩm điện tử ở trẻ em.

Các kết luận có liên quan đã xác nhận rằng trẻ em sử dụng các sản phẩm điện tử hơn 7 giờ mỗi ngày thực sự có trải qua những thay đổi ở một mức độ nhất định, vỏ não của chúng cho thấy rõ xu hướng mỏng đi, rất khác so với những đứa trẻ không chơi điện thoại di động.

Vỏ não còn được gọi là lớp bề mặt của não, trong vùng này chứa nhiều khớp thần kinh, những dây thần kinh này có thể giúp con người suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi. Thường xuyên xem các video ngắn, chơi trò chơi hoặc thực hiện các hoạt động giải trí khác nhau trên điện thoại di động và máy tính sẽ làm mỏng vỏ não. Ngược lại, quá trình học, đọc khiến cho trí nhớ của chúng ta mạnh mẽ hơn và khả năng hiểu sâu hơn có thể làm vỏ não dày lên.

Các nhà thần kinh học đã chia vỏ não thành 4 khu vực: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương. Tất cả đều chịu trách nhiệm cho việc học tập và ra quyết định. Bạn càng luyện tập nhiều, não của bạn càng linh hoạt.

Trẻ vị thành niên thường sử dụng điện thoại thông minh để làm gì?

Theo số liệu khảo sát công dân năm 2019, 89,6% người học trực tuyến, 65,9% sử dụng phần mềm để nghe nhạc, 61% chơi trò chơi, 58% trò chuyện trực tuyến và 46,2% sử dụng ứng dụng video ngắn.

Không phải trẻ vị thành niên nào cũng sử dụng các thiết bị điện tử để học tập mà phần lớn là để giải trí hoặc vui chơi.

Chúng ta đang ở trong một thế giới nơi mà quá trình tiếp nhận thông tin xảy ra một cách thụ động, đây cũng là nguyên nhân khiến não bộ của con người ngày càng lười biếng, điều này rõ ràng là không có lợi cho việc học tập tích cực.

Sự phát triển của não bộ không phải do định trước mà có thể do tác động từ môi trường, nếu bạn định hình chức năng não bộ một cách hiệu quả trong thời kỳ hoàng kim, bạn sẽ thông minh hơn những người cùng lứa tuổi.

Sự khác biệt của những đứa trẻ thường chơi với điện thoại di động và không chơi điện thoại di động? 10 năm sau vỡ lẽ! - Ảnh 2.

Giai đoạn vàng thứ ba của sự phát triển trí não là từ 12 đến 18 tuổi, tức là giai đoạn vị thành niên, việc học tập không ngừng trong giai đoạn này sẽ làm tăng dần số lượng các kết nối thần kinh trong não, vỏ não sẽ trở nên dày hơn, đặc hơn, cấu tạo cũng trở nên phức tạp hơn.

Như đã đề cập trong câu hỏi trước, không phải việc chơi với điện thoại di động hay không chơi với điện thoại di động làm thay đổi trí thông minh của trẻ, mà là thói quen học tập được hình thành bằng cách sử dụng điện thoại di động trong quá trình trưởng thành khiến trí thông minh của trẻ có sự khác biệt.

Sự khác biệt giữa trẻ em chơi điện thoại di động và trẻ em không chơi điện thoại di động là gì? Sự khác biệt này có thể được nhận thấy một cách đáng kể sau 10 năm

Cách suy nghĩ của con người là một cơ chế xử lý kép, một là đưa ra phán đoán hoặc quyết định dựa trên trực giác, hai là suy nghĩ sâu sắc.

Tư duy rời rạc sẽ khiến con người phân tâm, khiến trẻ khó tập trung, khi gặp những vấn đề phức tạp, trẻ thậm chí có thể gặp phải tình trạng quá tải thông tin.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã đưa cho trẻ một viên kẹo dẻo và nói với chúng rằng nếu chúng có thể đợi mười lăm phút mà không ăn kẹo thì chúng sẽ được thưởng thêm một cái khác.

Kết quả cho thấy những đứa trẻ có thể kiểm soát ham muốn của mình có nhiều khả năng thành công hơn. Việc sử dụng điện thoại di động thường xuyên và không thường xuyên thực ra là các biến thể của thí nghiệm kẹo dẻo này của Stanford.

Việc sử dụng điện thoại di động thường xuyên sẽ khiến mọi người khó cưỡng lại sự cám dỗ của điện thoại di động và có xu hướng hài lòng ngắn hạn, trong khi những người không thường xuyên sử dụng điện thoại di động lại chú ý nhiều hơn đến sở thích và kế hoạch dài hạn.

Dallas Walker Smythe từng đưa ra một lý thuyết về hàng hóa vào năm 1997, nội dung đề cập tới việc nội dung do phương tiện truyền thông cung cấp cho khán giả chỉ là một món ăn phụ miễn phí để thu hút khán giả.

Nguồn lợi nhuận thương mại thực sự là sự chú ý của khán giả, nghĩa là các nhà quảng cáo không mua nội dung cụ thể do phương tiện truyền thông cung cấp mà là đang cung cấp thương hiệu và thông tin của riêng mình cho khán giả.

Các nhà quảng cáo và thương hiệu đặt quảng cáo trên Internet để thu hút sự chú ý của khán giả và trong trường hợp này, họ sẽ kiếm được lợi nhuận từ mọi người và thúc đẩy hành vi tiêu dùng.

Sự khác biệt của những đứa trẻ thường chơi với điện thoại di động và không chơi điện thoại di động? 10 năm sau vỡ lẽ! - Ảnh 3.

Trong quá trình sử dụng Internet, trẻ vị thành niên sẽ trở thành một trong những công cụ trò chơi của tư bản, cái gọi là giải trí của chúng chẳng qua là thúc đẩy logic của tư bản thâu tóm người tiêu dùng thông qua không gian ảo trong thời đại mạng xã hội lên ngôi như hiện nay.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều người ít tuổi tiếp cận Internet, xu hướng trẻ vị thành niên trở thành công cụ ngày càng lộ rõ.

Chúng có thể bị xúi giục hoặc tự nguyện nạp tiền và thưởng cho các trò chơi, ngay cả khi chúng không chi tiền, năng lượng và thời gian tiêu tốn trong quá trình này cũng đủ để tạo thêm thu nhập cho các nền tảng.

Mối quan hệ giữa giáo dục của cha mẹ và tần suất sử dụng điện thoại di động của trẻ em

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trình độ học vấn của cha mẹ càng cao thì họ càng coi trọng việc học hành và giải trí của con cái, họ có thể kiểm soát thời gian và tần suất sử dụng các sản phẩm điện tử của trẻ, vì vậy thời gian trẻ sử dụng điện thoại di động sẽ giảm đi, ngược lại, cha mẹ có trình độ học vấn thấp, không có khả năng giao tiếp phù hợp với con cái có thể là nguyên nhân khiến trẻ em tìm tới điện thoại di động và không gian mạng như một hình thức xả stress, tìm kiếm sự đồng cảm…

Nhìn chung, có một sự khác biệt rất lớn giữa những đứa trẻ chơi điện thoại di động và những đứa trẻ không chơi, trong giai đoạn trưởng thành này, chúng sẽ hình thành những thói quen hành vi khác nhau, và những thói quen này sẽ một phần nào đó quyết định tương lai của chúng sau này.

Theo Toutiao

  • Phương pháp giáo dục con cái
  • Bài học dạy con

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog