3 hành vi giáo dục làm giảm IQ của trẻ
Cha mẹ thường nghĩ trí thông minh (IQ) của trẻ là bẩm sinh và không thể thay đổi. Nhưng sự thật không phải vậy.
- Làm 7 điều này mỗi ngày, cha mẹ giúp con hoạt ngôn, nói năng lưu loát hơn
- 9 hành động của cha mẹ gây ảnh hưởng xấu đến con
- Cha mẹ thông minh sẽ dạy con điều này càng sớm càng tốt: Con lớn lên kiếm được nhiều tiền
IQ của một đứa trẻ được di truyền phần lớn từ cha mẹ, nhưng Đại học Harvard, Mỹ cũng từng công bố kết quả nghiên cứu – khảo sát xã hội về quỹ đạo tăng trưởng, trình độ học vấn của trẻ và so sánh trí thông minh thời thơ ấu. Kết quả cho thấy trí thông minh có sự thay đổi theo môi trường gia đình.
Trong gia đình, nếu cha mẹ có 3 hành vi này sẽ ảnh hưởng xấu đến IQ của trẻ.
Trí thông minh có sự thay đổi theo môi trường gia đình. (Ảnh minh họa)
01. Cha mẹ hạn chế và cấm đoán quá mức
Từng có một thí nghiệm như sau: Các nhà nghiên cứu thả một con cá lớn vào một cái hồ có rất nhiều cá nhỏ. Vì thế, nó có thể nuốt chửng loạt cá nhỏ mà không cần bất kỳ nỗ lực nào, chỉ cần há miệng.
Sau một thời gian, các nhà nghiên cứu đặt cá lớn trong một chai thủy tinh, đàn cá nhỏ vẫn tung tăng bơi lội bên ngoài. Cá lớn tưởng tượng chỉ cần há miệng như trước là có thức ăn. Nhưng nó đột nhiên phát hiện ra cách này hình như không có tác dụng, thế là nó liên tục đập vào thành chai thủy tinh. Sau vô số cú đánh không thành, con cá lớn dần dần tuyệt vọng.
Lúc này, các nhà nghiên cứu đã lấy chiếc lọ thủy tinh ra, nhưng con cá lớn hoàn toàn không phản ứng gì, cứ nằm im lìm dưới đáy nước như vậy, cho dù có đưa con cá nhỏ lên miệng nó cũng không buồn mở miệng.
Cuối cùng, con cá lớn chết đói bởi chính sự “không hành động” của mình.
Từ thí nghiệm này, ít nhiều chúng ta cũng có thể thấy một hành vi tương tự trong giáo dục gia đình. Một số bậc cha mẹ cũng như chiếc chai thủy tinh giới hạn không gian cho con cái lớn lên. Một mặt, chúng ta hạn chế trẻ em làm điều này, điều kia, mặt khác, lại buộc chúng không được làm cái này cái khác.
Nếu cứ tiếp tục như vậy, trẻ sẽ rơi vào tình trạng nghi ngờ bản thân, cảm thấy mình thực sự giống như những gì cha mẹ dán nhãn: Mình không làm được gì cả và không nỗ lực làm bất cứ điều gì.
Cách tiếp cận đúng là trao cho trẻ sự tin tưởng hoàn toàn và cho phép chúng mạnh dạn thử sức trên cơ sở an toàn. Khi một đứa trẻ có được trải nghiệm thành công nhờ sự cố gắng, trẻ sẽ ngày càng tự tin, lớn lên dễ thành công.
02. Bố mẹ khen sai khiến trẻ hình thành tư duy cố định
Mức độ IQ của trẻ cũng liên quan chặt chẽ đến cách suy nghĩ.
Có hai loại tư duy, một là tư duy cố định và tư duy phát triển. Trẻ có tư duy cố định sợ thất bại và không chấp nhận bất kỳ thử thách nào, luôn nghĩ rằng mình không đủ tốt và tiềm năng phát triển bị hạn chế.
Những đứa trẻ có tư duy phát triển khá khác biệt, chúng tin rằng mình có thể thay đổi bản thân nhờ làm việc chăm chỉ, chúng đủ dũng cảm để chấp nhận thử thách và luôn đối mặt thất bại với thái độ tích cực. Tiềm năng phát triển của chúng là không giới hạn.
Nhưng phương thức tư duy của trẻ không phải bẩm sinh mà liên quan đến phương pháp giáo dục của cha mẹ. Việc cha mẹ khen con không đúng cách, đánh giá con một cách phiến diện, tiêu cực… dễ khiến trẻ hình thành lối tư duy cố định.
Vì vậy, chúng ta nên khen trẻ nhiều hơn với những nội dung cụ thể, ví dụ khen những cố gắng, những đức tính tốt của trẻ,… thay vì những lời khen sáo rỗng chung chung như “giỏi lắm, thông minh lắm”.
Trước những sai lầm hay thất bại của trẻ, bố mẹ không nên trực tiếp phủ nhận mà giúp con tìm ra vấn đề và tập trung vào việc tự giải quyết vấn đề đó.
03. Để mặc trẻ sa đà vào các thiết bị điện tử
Trẻ nghiện các loại thiết bị điện tử lâu ngày sẽ dẫn tới học hành sa sút, tư duy não bộ sẽ rơi vào trạng thái trì trệ.
Để kéo con ra khỏi những nội dung có hại, cha mẹ nên thường trò chuyện với con cái, chơi thể thao, đọc sách, chơi trò chơi, tham quan thư viện, viện bảo tàng…
Những đứa trẻ trở thành người như thế nào trong tương lai có liên quan rất nhiều đến môi trường giáo dục gia đình mà chúng đang sống. Nếu trẻ ngày càng kém thông minh, chúng ta nên suy ngẫm lại hành vi giáo dục trước đây của mình có phù hợp với quy luật trưởng thành của trẻ hay không.