Hội con nhà người ta flex “Harvard cũng bình thường mà nhỉ”, …

5 mins read
Hội con nhà người ta flex “Harvard cũng bình thường mà nhỉ”, …

Nhắc đến trường đại học danh giá, nổi tiếng nhất hành tinh thì người ta thường hay nghĩ đến những cái tên như Harvard, Cambridge, Oxford, Stanford,… đầu tiên. Trong đó, Đại học Harvard nổi bật với lịch sử lâu đời và chất lượng giảng dạy được cả thế giới công nhận. Những người tốt nghiệp Harvard sau khi ra đời đều thuộc tầng lớp tinh hoa và có những đóng góp đáng kể trong mọi lĩnh vực đời sống. Chỉ cần cái danh học Harvard, tức chỉ được nhập học, chưa cần tốt nghiệp cũng đủ để đảm bảo một tương lai xán lạn cho bất kỳ ai.

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội rộ lên phong trào “flex” (khoe thành tích dưới phong cách hài hước và truyền cảm hứng). Một trong những màn “flex” lan truyền mạnh nhất phải kể đến tuyên bố “Harvard cũng bình thường mà nhỉ” của nhiều bạn trẻ Việt đang theo học tại ngôi trường danh giá hàng đầu hành tinh này. Dù rõ ràng chỉ là “flex cho vui” và ai cũng biết để vào được Harvard, mỗi sinh viên đều phải xuất chúng đến thế nào. Nhưng thực tế, tỷ lệ được chấp nhận của ngôi trường này có khó như hình dung của nhiều người không?

Hội con nhà người ta flex Harvard cũng bình thường mà nhỉ, sự thật thế nào? - Ảnh 1.

Màn flex “Harvard cũng bình thường mà nhỉ” khiến cư dân mạng phải trầm trồ

Theo thống kê được công bố vào tháng 3 vừa qua, trong năm học 2023, tỷ lệ chấp thuận nhập học của Đại học Harvard là 3,41% với chỉ 1.220 sinh viên. Bên cạnh đó còn có 722 ứng viên được chấp nhận thông qua các hình thức tuyển thẳng trước đó, tức tổng cộng một năm, trong số 56.937 đơn đăng ký toàn cầu chỉ có 1.942 sinh viên được vào học Harvard hệ cử nhân.

Tỷ lệ chấp nhận của năm nay tăng nhẹ so với tỷ lệ chấp nhận thấp kỷ lục của năm ngoái là 3,19%. Tỷ lệ chấp nhận của Harvard trung bình trong các năm qua là dưới 4%, tức 100 người gửi đơn chỉ có 4 người nhận được tin vui. Đấy là chưa kể đến việc những ứng viên đủ tự tin để đăng ký học Harvard đều là những nhân vật phải có thành tích xuất sắc trước đó.

Không chỉ học sinh người Mỹ mà học sinh toàn cầu đều hướng về Harvard, nâng tính cạnh tranh lên tối đa. Học sinh được nhận vào khóa năm 2023 đến từ tất cả 50 tiểu bang của Mỹ và 102 quốc gia. Chỉ có 15,8% số sinh viên được nhận đến từ nước ngoài.

Và những ngôi trường còn khó vào hơn cả Harvard

Dẫu tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt đến vậy nhưng Harvard lại vẫn chưa phải ngôi trường khó vào nhất thế giới.

Ngôi vị quán quân trong danh sách tỷ lệ chấp thuận thấp nhất thuộc về một cái tên bất ngờ: Học viện âm nhạc Curtis tại Philadelphia, Mỹ. Tỷ lệ chấp nhận của trường vào năm 2021 chỉ là 2%. Đây là một trong những trường chuyên đào tạo âm nhạc lâu đời và nổi tiếng nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ đậu vào trường thấp đến vậy một phần do chỉ tiêu tuyển sinh rất thấp, chưa đến 200 sinh viên mỗi khóa.

Cái tên thứ hai còn cạnh tranh hơn Harvard là trường Học viện Công nghệ California (Caltech) ở Pasadena, California, Mỹ với tỷ lệ khoảng dưới 3%.

Hội con nhà người ta flex Harvard cũng bình thường mà nhỉ, sự thật thế nào? - Ảnh 2.

Nhìn chung khó có ai “bình thường” khi vào trường top đầu thế giới

Bên cạnh đó, tỷ lệ đỗ vào hai trường top đầu của Trung Quốc là Đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa, vốn được ví như Đại học Oxford và Cambridge của xứ Trung còn ấn tượng hơn rất nhiều, khoảng 0,05%, tức 1 chọi 50 ngàn. Con số này một phần đến từ dân số tỷ dân và việc tỷ lệ này không được xếp hạng trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu.

Tương tự như Harvard, các ngôi trường “đỉnh cao” khác trong bản đồ giáo dục thế giới như Đại học Yale, Stanford, Columbia,… cũng có mức tỷ lệ chấp thuận chỉ khoảng 4%.

Theo Crimson Education, các trường Ivy League danh tiếng đã nhận được con số kỷ lục 410.500 đơn đăng ký cho khóa học năm 2023 vừa qua, tăng hơn 31% so với 311.948 đơn đăng ký trước đại dịch. Điều này bất chấp thực tế là trung bình hàng năm chi phí theo học tại một trường Ivy League đã tăng lên khoảng 85.000 đô la mỗi năm, theo New York Post.

Tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog