4 giọng điệu cha mẹ dùng khi nói chuyện với con sẽ tăng gấp đôi hiệu quả …

8 mins read
4 giọng điệu cha mẹ dùng khi nói chuyện với con sẽ tăng gấp đôi hiệu quả …

4 giọng điệu cha mẹ dùng khi nói chuyện với con sẽ tăng gấp đôi hiệu quả giáo dục

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ Việt Nam 08:00 09/08/2023

Nói chuyện đúng cách giúp hiệu quả giáo dục tăng gấp đôi mà công sức cha mẹ bỏ ra chỉ bằng một nửa.

  • Cha mẹ có thể dạy dỗ khi con làm sai, nhưng có 3 điểm mấu chốt tuyệt đối đừng mắc phải
  • 3 kiểu “bạo lực ngôn ngữ” này dễ đẩy con vào tình trạng xấu, cha mẹ nên thay đổi trước khi quá muộn
  • Tính cách cha mẹ ảnh hưởng cuộc sống của con thế nào?

Khi được một tuổi, trẻ đã học cách nhận biết giọng nói của cha mẹ. Giọng điệu giữa cha mẹ và con cái quyết định mối quan hệ hai bên. Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn quen kiểu nói chuyện trịch thượng, thiếu tôn trọng vì nghĩ con còn nhỏ.

Khi cha mẹ luôn nói chuyện với con cái bằng giọng điệu trách móc, tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi lớn lên, trẻ sẽ vô tình sử dụng giọng điệu như cha mẹ để tương tác, ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Có thể đôi khi cha mẹ chỉ mong con hình thành thói quen tốt nên có cách nói chuyện hơi gay gắt. Nhưng nếu chúng ta thay đổi cách diễn đạt thì hiệu quả giáo dục có thể đạt được gấp đôi mà công sức bỏ ra chỉ bằng một nửa.

4 giọng điệu cha mẹ dùng khi nói chuyện với con sẽ tăng gấp đôi hiệu quả giáo dục - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

1. Giọng điệu tôn trọng

Trẻ con không phải là phần “đính kèm” của cha mẹ, chúng cũng có những suy nghĩ và quan điểm riêng. Đến giai đoạn nhất định, khi khả năng tự nhận thức trở nên mạnh mẽ hơn, trẻ sẽ phủ nhận những ý kiến của cha mẹ nếu nhận thấy mình không được tôn trọng.

Ngược lại, nếu cha mẹ dùng giọng điệu và thái độ tôn trọng, dành thời gian lắng nghe con cái thì trẻ sẽ dễ chấp nhận các đề xuất của bạn hơn.

Nếu muốn bọn trẻ nói với chúng ta “làm ơn”, “xin lỗi” và “cảm ơn”, chúng ta cũng nên thực hành phép lịch sự tương tự như vậy với chúng. Trái lại, nếu không muốn con cái mỉa mai mình, chúng ta nên tránh mọi lời mỉa mai. Hãy thể hiện sự quan tâm thực sự đến suy nghĩ, cảm xúc, và những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng.

2. Giọng điệu tin tưởng

Một bộ phận không nhỏ phụ huynh luôn thích châm chọc con mình, chẳng hạn như: “Mẹ thấy con không làm được mà còn muốn đứng nhất trong kỳ thi?”. Có thể bạn cho rằng đó không phải là chuyện gì to tát, nhưng những lời này sẽ khiến lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu cứ tiếp tục như vậy, trẻ sẽ thiếu tự tin, không dám nhận nhiệm vụ khó khăn.

Trên thực tế, mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng vô hạn, chúng nhạy bén và mạnh mẽ hơn những gì cha mẹ tưởng tượng. Tất cả những gì cha mẹ phải làm là tin tưởng nhiều hơn. Kỳ vọng tích cực nhất của cha mẹ dành cho con cái chính là “Mẹ tin con”, điều này sẽ tiếp thêm sức mạnh vô hạn cho trẻ, khiến trẻ được khích lệ và tràn đầy tự tin.

3. Giọng điệu đánh giá cao

Ngày nay, các bậc cha mẹ ngày càng khắt khe hơn, thường chỉ nhìn thấy khuyết điểm của con cái mà không nhìn thấy ưu điểm. Thực ra mỗi đứa trẻ đều có một cá tính riêng. Mỗi người đều có điểm sáng của riêng mình.

Cha mẹ phải tinh ý phát hiện, khen ngợi con kịp thời và giúp con sửa chữa những mặt chưa tốt. Có như vậy mới giúp trẻ hiểu rõ hơn về bản thân mình.

Ai đã đọc cuốn sách nổi tiếng Đắc Nhân Tâm đều nhớ quy tắc của Dale Carnegie: “Muốn cải thiện một người mà không làm cho người đó giận dữ, hãy bắt đầu bằng cách tặng vài lời khen thành thật”. Điều đó cho thấy con người từ cổ chí kim đều thích được khen ngợi. Người lớn thích khen, trẻ con lại càng thích. Nắm được bí quyết này, các ông bố bà mẹ sẽ có trong tay công cụ hữu hiệu để “cảm hóa” con cái mình.

4. Giọng điệu khích lệ

Khi con gặp khó khăn, thất bại, cha mẹ không nên trách móc vô nghĩa. Lúc này trẻ rất buồn, cha mẹ nên động viên, trò chuyện với trẻ một cách chăm chú.

Chỉ có những lời động viên đúng mực, thấu đáo của ba mẹ mới là “liều thuốc tinh thần” hữu hiệu giúp trẻ lấy lại cân bằng. Bạn có thể trấn an con bằng những lời khích lệ như: “Lần sau con chỉ cần cố gắng chút nữa là được”, “Mọi việc sẽ ổn thôi con ạ”.

Trẻ được sống trong môi trường ngôn ngữ tích cực lâu ngày thì chỉ số IQ và EQ của trẻ cũng sẽ tăng theo.

  • Bài học dạy con
  • cha mẹ thông thái
  • giọng điệu nói chuyện
  • cha mẹ

Latest from Blog