Bài Toán 100 : 10 = 10 của con bị gạch sai, phụ huynh “chết lặng” khi nghe lời giải thích của cô giáo
Nhiều bài Toán tiểu học trông vậy mà không phải vậy, ngay cả bản thân phụ huynh là những người có học thức cũng chưa chắc đã làm được chính xác.
- Bài Toán tiểu học thoạt nhìn thì thấy siêu dễ nhưng đọc kỹ nội dung mới thấy ngớ ngẩn, người ra đề hứng chê trách
- Loay hoay giải bài toán thiếu giáo viên: Càng tuyển càng thiếu
- Bài Toán tiểu học về sao biển khiến phụ huynh “cầu cứu” cộng đồng mạng
Những bài Toán tiểu học thường chỉ bao gồm các phép Toán đơn giản ở mức độ làm quen. Nhưng để kích thích sự sáng tạo cho học sinh, nhiều giáo viên cũng cho các dạng đề bài phong phú hơn. Cũng chính vì vậy mà có những trường hợp, phụ huynh đinh ninh con làm đúng nhưng cuối cùng bị “gạch chéo”.
Chẳng hạn, một ông bố ở Trung Quốc bày tỏ sự bối rối trước bài Toán tiểu học: 100 : 10. Con anh trả lời đáp án bằng 10. Nhưng ngày hôm sau, đứa trẻ mang bài kiểm tra về nhà và anh thấy rằng câu trả lời của con bị cô giáo gạch bỏ. Anh tức giận đến mức gọi điện cho cô giáo để lấy lại công bằng cho con nhưng như chết lặng trước câu trả lời.
Trên thực tế, theo lời giải thích của giáo viên, đề bài ban đầu là: “Đoạn đường sắt dài 100m được nối bằng những thanh ray dài 10m. Hỏi cần tất cả bao nhiêu thanh ray?”. Em học sinh tính 100 : 10 = 10.
Nhưng câu trả lời là sai, bởi vì tuyến đường ray gồm 2 ray song song với nhau đặt trên các thanh ngang. Vì vậy, câu trả lời phải là (100X2)÷10= 20. Phải cần tổng cộng 20 thanh ray mới chính xác.
Giáo viên cũng nói rằng câu hỏi này “không chỉ rèn luyện khả năng số học của trẻ mà còn yêu cầu trẻ trả lời dựa trên sự quan sát thực tế”.
Ngay sau khi được đưa lên mạng, câu chuyện đã khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi. Có người khen ngợi chủ đề như vậy rất mới lạ, giúp trẻ con có thể hiểu nhiều hơn về cuộc sống, nhưng một số lại tỏ ra không hài lòng.
Họ chia sẻ: “Bạn đang làm bài kiểm tra Toán hay trả lời một câu hỏi hóc búa. Có những đứa trẻ chưa bao giờ đi xa, làm sao chúng biết rằng đường ray xe lửa là một đôi?”; “Bạn để một đứa trẻ 7 hoặc 8 tuổi nghiên cứu về đường ray xe lửa, tại sao không để một giáo viên 27 hoặc 28 tuổi nghiên cứu về hạt nhân?”.
Có người chỉ ra câu hỏi thiếu chặt chẽ: “Bài Toán này không xác định đó là đường ray đơn hay đường ray đôi, vậy câu trả lời là 10 cũng đúng. Bạn không thể nói bất cứ điều gì mình muốn chỉ vì bạn là một giáo viên”.
Dù biết có nhiều bài Toán mẹo để rèn luyện tư duy cho trẻ nhưng ở trình độ lớp 1, 2, học sinh còn chưa thông thạo đọc viết, việc đưa ra đề bài lắt léo như thế này không khác nào làm khó các em và đôi khi ngay cả phụ huynh nữa.