5 hành động của cha mẹ khiến giáo viên đặc biệt khó chịu, ai từng mắc phải thì nên chấn chỉnh
Để tạo nên một đứa trẻ ưu tú cần có sự phối hợp của giáo viên và phụ huynh.
- Rơi vào bẫy của phụ huynh khi dự tiệc tri ân, 2 giáo viên bị mất thanh danh, ảnh hưởng sự nghiệp
- Phụ huynh Hà Nội tố bị trường “ép” tặng điều hòa, máy chiếu: Phòng GD&ĐT nói gì?
- Tranh luận gay gắt chuyện “muốn lắp điều hòa cho con thì học xong phải tặng lại trường”, phụ huynh bày tỏ ý kiến
1. Quan tâm đến con quá mức, nhắn tin, gọi điện hỏi cô giáo liên tục
Trước đây, do phương tiện liên lạc còn hạn chế nên phụ huynh chỉ có thể đưa đón con đi học. Khi nào cần, phụ huynh sẽ hẹn gặp giáo viên để trao đổi tình hình của con. Tuy nhiên ngày nay, với sự ra đời của máy tính, điện thoại, Internet và vô vàn ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí thì việc giao tiếp giữa phụ huynh và giáo viên trở nên đơn giản hơn nhiều.
Phụ huynh có thể trao đổi với giáo viên mọi lúc, mọi nơi. Chính vì tiện lợi như vậy nên nhiều phụ huynh bị quá đà trong việc liên hệ với giáo viên. Họ nhắn tin, gọi điện liên tục để hỏi những việc nhỏ nhặt, chẳng hạn như “Hôm nay cháu nhà tôi có nghịch không?”, “Cháu có uống đủ nước không?”,…
Quan tâm đến con cái là chuyện bình thường nhưng hỏi nhiều lần trong ngày thì không. Giáo viên phải quản hàng chục trẻ một lúc, sao có thể luôn nhìn chằm chằm vào con bạn? Nếu phụ huynh hỏi quá nhiều, giáo viên sẽ cảm thấy rất phiền phức.
Nếu họ không trả lời thì khiến phụ huynh không vừa lòng, trả lời thì làm ảnh hưởng giờ học!
Ảnh minh họa.
2. Phụ huynh phát cuồng vì lớp dạy thêm
Cha mẹ nào cũng mong con học giỏi. Ngoài việc cho con học trên lớp, họ thích đăng ký thêm cho con học những lớp phụ đạo, hy vọng sau này con có thể thi vào các trường danh tiếng. Tuy nhiên việc “tống” con vào quá nhiều lớp học thêm có thể gây áp lực cho con, khiến con không thể học tốt được các môn, thậm chí những môn cơ bản nhất cũng không thể tiếp thu.
Trẻ con hay người lớn, mỗi ngày phải học/ làm việc quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng. Đặc biệt, khi trẻ đi học thêm quá nhiều thì khi đến lớp dễ ngủ gà gật, mất tập trung trong giờ học vì đã quá mệt.
Giáo viên tất nhiên cũng không không thích kiểu phụ huynh này, vì vô hình trung họ cho rằng mình dạy không tốt nên phụ huynh mới phải cho con chạy đôn chạy đáo đi học thêm như thế.
3. Phụ huynh không chấp hành quy định của nhà trường
Nhiều phụ huynh lờ đi, không chấp hành quy định của nhà trường, hoặc dung túng cho con vi phạm kỷ luật. Chẳng hạn, nhà trường cấm mang điện thoại di động nhưng nhiều phụ huynh vẫn cho con mang điện thoại vào lớp vì muốn liên lạc kịp thời với con. Trẻ chưa đủ tự chủ, lúc nào rảnh rỗi sẽ lén lôi điện thoại di động ra nghịch, dẫn đến mất tập trung trong giờ học.
Khi học sinh mang điện thoại di động, giáo viên phải quản lý, vì vậy đã tạo thêm áp lực công việc cho họ. Tuy nhiên các em học sinh vốn tinh nghịch và không thiếu gì những trò qua mặt giáo viên để lén chơi game, nghịch điện thoại. Khi học sinh ngồi trong lớp mà chỉ chăm chăm nghịch điện thoại thì kết quả học tập chắc chắn sẽ sụt giảm.
4. Cha mẹ khoe khoang giàu có, đòi đặc quyền
Luôn có một số phụ huynh, vì thân phận đặc biệt mà nhờ giáo viên quan tâm hơn đến con cái mình. Đây là một hiện tượng xấu. Mỗi đứa trẻ đều là duy nhất và bình đẳng, không thể chỉ vì có bố mẹ giàu có, chức tước mà được hưởng sự đối xử đặc biệt.
Vì vậy một khi phụ huynh cố tình tiết lộ danh tính và yêu cầu giáo viên chăm sóc đặc biệt cho con mình thì sẽ rất phản cảm. Người giáo viên tốt sẽ đối xử công bằng với tất cả học sinh trong lớp. Việc cha mẹ cố tình lấy uy quyền, địa vị ra để thị uy, nhờ vả giáo viên sẽ gây nhiều phiền nhiễu và khiến giáo viên khó chịu.
5. Phụ huynh không giao tiếp với giáo viên
Đây là kiểu cha mẹ ngược lại hoàn toàn với kiểu cha mẹ thứ nhất. Nếu kiểu thứ nhất hay lo lắng, thì kiểu cuối cùng lại yên tâm quá mức với con cái. Trách nhiệm của họ chỉ là đưa con đến trường, đóng học phí, còn lại giao phó hết cho giáo viên.
Nếu ai cũng mặc kệ như thế thì cô giáo sẽ bị quá tải, không thể nào lo hết cho học sinh. Bởi dù sao sức người cũng có hạn. Nếu không có sự hợp tác của phụ huynh thì dù giáo viên có giỏi đến mấy cũng không thể bồi dưỡng nên những học sinh ưu tú. Chính vì vậy cha mẹ cần chủ động phối hợp với giáo viên và quan tâm sát sao đến việc học của con.