Nhà tuyển dụng Google chỉ ra lý do phỏng vấn 5 lần 7 lượt vẫn “tạch”: Điều 3 nghiêm trọng nhưng ai cũng thờ ơ
Khi xin việc, chúng ta cần lưu ý 1 số vấn đề để tránh ảnh hưởng tới kết quả phỏng vấn. Một nhà tuyển dụng Google đã chia sẻ những sai lầm mà nhiều người mắc phải khi phỏng vấn.
- Nhân sự Gen Z bị nhà tuyển dụng chê lười, làm việc không hiệu quả, chỉ thích “tám chuyện”
- 1 nàng Hậu Vbiz tốt nghiệp thạc sĩ ở Anh, từng tủi thân bật khóc vì 32 công ty từ chối tuyển dụng
- Tranh cãi quan điểm của CEO công ty tuyển dụng: “Loại CV nhiều hoạt động CLB là mình đánh giá thấp nhất!”
Khi nộp hồ sơ và phỏng vấn xin việc, chúng ta cần có những lưu ý cụ thể để không mắc sai lầm. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần chuẩn bị 1 CV ấn tượng, giữ phong thái tự tin khi phỏng vấn. Dưới đây chính là những điều bạn nên tránh khi đi xin việc do nhà tuyển dụng cũ của Google, Nolan Church chia sẻ với CNBC.
1. CV dài dòng, nhiều lỗi ngữ pháp
CV là 1 trong những thứ quan trọng mà bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước khi phỏng vấn. Nếu như 1 người cẩu thả ngay ở CV thì chắc chắn họ sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Một trong những lỗi khiến Nolan Church cảm thấy khó chịu khi xem CV của các ứng viên chính là sự dài dòng. Cách trình bày rối rắm, lằng nhằng cũng khiến ông không có thiện cảm với ứng viên.
Bạn cần để tâm tới CV xin việc để tránh sai sót.
Ở CV xin việc, chúng ta chỉ cần khái quát các thông tin cần thiết nhất về bản thân, năng lực, trình độ, kinh nghiệm. Không chỉ vậy, khi đã làm CV, chúng ta cần chú ý lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp. Các công cụ miễn phí chính là thứ hỗ trợ bạn trong việc kiểm tra các lỗi sai trong CV. Vì thế hãy dành ra chút thời gian để kiểm tra lại và đảm bảo rằng CV của bạn không có lỗi.
Trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng, bạn cũng nên nhờ bạn bè hoặc người thân kiểm tra giúp xem CV ấy đã ổn chưa. Đánh giá từ người khác sẽ rất khách quan và có thể sẽ giúp bạn có được CV hoàn thiện hơn.
2. Không giải thích được lý do nghỉ việc
Đối với nhà tuyển dụng cũ của Google, việc ứng viên không giải thích được lý do nghỉ việc khiến ông không thể đánh giá cao. Khi nhà tuyển dụng hỏi rằng tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ, bạn nên đưa ra lý do thực tế. Nếu như nhà tuyển dụng hỏi nhưng bạn chỉ biết im lặng hay trả lời vấp váp, qua loa, chắc chắn họ có ấn tượng xấu về bạn.
Trong nhiều trường hợp, đại diện công ty mong muốn lắng nghe những lời nói chân thành hơn là lý do sáo rỗng. Nếu như công ty cắt giảm nhân sự, công ty đóng cửa, thậm chí bạn chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty… bạn cũng có thể chia sẻ thẳng thắn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những người cầu tiến và có thể cho bạn 1 cơ hội để chứng minh bản thân với công ty.
Tự tin trong buổi phỏng vấn là điều quan trọng bạn cần ghi nhớ.
Nhiều người còn “nhảy việc” nhiều lần trong 1 năm nên chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ ngờ vực khả năng của bạn. Tuy vậy, cách bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn và thuyết phục nhà tuyển dụng mới là điều quan trọng nhất.
3. Không linh hoạt, chủ động đối đáp
Một trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường dùng với các ứng viên là: “Bạn đã có những kinh nghiệm gì”. Đối diện với câu hỏi này, không phải ai cũng có thể khái quát ngắn gọn, dễ hiểu để nhà tuyển dụng ấn tượng. Thời gian phỏng vấn có hạn, bạn không thể nói quá dài dòng nhưng cũng cần đầy đủ và chi tiết cho phía công ty nghe.
Ngoài ra, họ còn thường đưa ra các câu hỏi mở rộng để đánh giá sự tự tin, linh hoạt cũng như khéo léo của bạn. Nếu như bạn không chủ động trong cuộc nói chuyện, bạn khó xử lý những câu hỏi, những thử thách mà phía tuyển dụng đưa ra.
Sự linh hoạt và chủ động trong buổi phỏng vấn là điều quan trọng mà các ứng viên cần phải có. Nolan Church còn khẳng định rằng nếu bạn không thể hiện được bạn đã làm gì trong suốt những năm đi làm, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ chắc bạn đã thất nghiệp và không xứng đáng được nhận vào công ty.
Theo CNBC