Lo ngại chất lượng khi giáo viên rời trường vội đi bán hàng, …

14 mins read
Lo ngại chất lượng khi giáo viên rời trường vội đi bán hàng, …

Lo ngại chất lượng khi giáo viên rời trường vội đi bán hàng, làm giúp việc

Hà Linh, Theo Tiền phong 15:25 18/08/2023

Đi làm nhiều năm, mức lương của giáo viên mầm non hiện chưa đến 5 triệu đồng. Cuộc sống khó khăn, áp lực, muốn gắn bó với nghề buộc họ phải bươn chải làm thêm đủ nghề kiếm sống.

  • Lương không đủ sống, giảng viên phải làm cả “cò” bất động sản
  • Giáo viên than làm không hết việc nhưng lương vẫn thấp, Bộ trưởng GD&ĐT nói gì?
  • Infographic toàn cảnh về lương và phụ cấp của giáo viên

Buông tay phấn, giáo viên đi giao hàng

Cô giáo N.T.Q, dạy ở một trường tiểu học tại tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ, năm 2007, tốt nghiệp trường CĐ, cô may mắn được tuyển dụng vào một trường ở miền núi cách nhà chừng 20 cây số. Tháng lương đầu tiên cô nhận được khoảng 1,8 triệu đồng tiêu thiếu trước, hụt sau. “Để đủ ăn, tháng nào tôi cũng phải đi vay nợ, đến kỳ nhận lương trả. Nhưng trả xong lại hụt, lại đói”, cô Q. nói.

Đến nay, sau 17 năm đứng lớp đến nay khi áp mức lương mới, cộng tất cả các khoản phụ cấp, thâm niên, tổng số tiền cô Q. nhận về mỗi tháng 9,2 triệu đồng (trước đó 7,5 triệu). Cuộc sống gia đình, con cái, ông bà nội ngoại có nhiều thứ phải lo trong khi mức lương không đáp ứng, ngoài giờ dạy học cô Q. buộc phải bán hàng trực tuyến để kiếm sống. Không có vốn, cô chọn bán thực phẩm chín từ giò, chả, vịt quay đến bánh chưng, đậu phụ… Hễ khách đặt thì đi lấy hàng và ship đến tận nhà, lấy công làm lãi.

Trong năm học 2022-2023, câu chuyện ông Lê Văn Quỳnh, Phó hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Xuân, Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bỏ việc đi xuất khẩu lao động vì hoàn cảnh gia đình cũng khiến không ít nhà giáo tâm tư.

“Nếu chỉ bám vào lương được khoảng 20 ngày là hết, không làm thêm không biết lấy gì chi tiêu. Nhưng làm thêm giáo viên rất vất vả vì công việc trên lớp đã ngốn nhiều thời gian, sức lực nhưng yêu nghề, yêu trẻ mình vẫn bám trụ, chưa từng nghĩ sẽ bỏ việc. Chỉ mong, Nhà nước có chế độ, chính sách ưu đãi để cải thiện đời sống, giáo viên không phải rời tay phấn, sấp ngửa đi làm thêm như hiện nay”, cô N.T Q. tâm sự.

Bà N.T, Hiệu trưởng một trường mầm non tại Hà Nội chia sẻ, mức lương thấp những năm qua đã có giáo viên nghỉ việc, chuyển sang làm nghề khác. Nhà trường được ký hợp đồng đảm bảo đội ngũ giáo viên chăm sóc trẻ nhưng nguồn tuyển khó khăn.

“Những giáo viên trẻ hiện nay rất ngại vào trường công lập còn tuyển được giáo viên có kinh nghiệm với mức lương đó thì khó như… lên trời. Vì việc nhiều, thời gian làm việc 10-11 tiếng/ ngày, đòi hỏi hiệu quả cao, không được cắt xén chương trình, giờ nghỉ trưa cũng phải làm việc”, bà nói.

Với đội ngũ nhà giáo đang công tác ở trường, họ vẫn tranh thủ làm nhiều việc khác để có thêm thu nhập. Hiệu trưởng nhà trường biết, có những giáo viên tranh thủ giờ trẻ ngủ bán hàng online nhưng cũng chỉ biết đồng cảm, chia sẻ. Rõ ràng, thu nhập thấp, sẽ ảnh hưởng đến sự tâm huyết của đội ngũ.

Theo hiệu trưởng này, mức lương hiện nay phải theo quy định, có quá trình công tác, thâm niên, hệ số, do đó, giải pháp trước mắt là Bộ GD&ĐT kiến nghị nâng mức phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo. Khi được tăng phụ cấp, nhà giáo sẽ có sự động viên, yên tâm hơn để gắn bó với nghề. “Trong công việc, khi chế độ tốt, đội ngũ cũng có hứng thú, sáng tạo hơn. Ngược lại, lương thấp, việc nhiều, áp lực đổi mới họ sẵn sàng tìm công việc khác có thu nhập tốt hơn”, vị hiệu trưởng này nói.

Lo ngại chất lượng khi giáo viên rời trường vội đi bán hàng, làm giúp việc - Ảnh 2.

Sau khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7, bảng lương của giáo viên mầm non đã tăng lên đáng kể so với trước.

Lo ngại chất lượng khi giáo viên rời trường vội đi bán hàng, làm giúp việc - Ảnh 3.

Bảng lương giáo viên tiểu học sau khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7.

Không yên tâm với nghề

Ở vị trí quản lý trường học, cô Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai, quận Ba Đình (Hà Nội) đau đáu nỗi lo đội ngũ giáo viên sẽ rời bỏ nghề đi tìm công việc khác, môi trường khác. Mức lương của giáo viên mới ra trường ký hợp đồng trường hoặc quận hiện nay chỉ có hơn 3,7 triệu đồng/tháng hay giáo viên có thâm niên 10 năm đứng lớp ở bậc học mỗi tháng thu nhập chừng hơn 5 triệu.

“Với mức lương đó, thử hỏi làm sao có thể đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu cơ bản ở TP. Nhiều giáo viên tan giờ làm vội vã đi làm những việc khác như: trông trẻ muộn, đón học sinh, làm giúp việc cho các gia đình để có thêm thu nhập, tiếp tục bám trụ với nghề. Đó là thực tế”, cô Hương chia sẻ.

Lo ngại chất lượng khi giáo viên rời trường vội đi bán hàng, làm giúp việc - Ảnh 4.

Mức lương của giáo viên mới ra trường ký hợp đồng hiện nay chỉ có hơn 3,7 triệu đồng.

Cũng theo hiệu trưởng này, ai đi làm cũng đều trông chờ vào thu nhập, đồng lương. Khi lương thấp, họ đối mặt với bài toán cơm áo gạo tiền sẽ không toàn tâm toàn ý cho công việc. Họ sẽ phải nghĩ việc làm thêm trong khi việc ở trường mầm non vốn đã rất vất vả, chiếm nhiều thời gian trên ngày. Kiệt sức, mệt mỏi về mặt tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng công việc là điều không tránh khỏi.

Thấu hiểu điều đó, người quản lý như cô Hương chia sẻ giải pháp trước mắt là vừa động viên các cô giáo tiếp tục cố gắng làm việc, chờ được tăng lương, nâng phụ cấp ưu đãi đồng thời tạo môi trường làm việc thuận lợi nhất cho đội ngũ. Cố gắng tổ chức nhiều hoạt động để giáo viên tăng thu nhập như, bố trí trông trẻ trả muộn, thu hút học sinh có thêm tiền bán trú/tháng nhưng mức tăng thêm từ những việc này đều chưa đáng kể.

Để giữ chân nhà giáo , cô Hương cho rằng, cần có chế độ, chính sách ưu đãi đối với giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng. “Bởi đây là nghề nặng nhọc, độc hại phải có chính sách phù hợp. Chỉ khi đội ngũ có mức lương tạm đủ sống, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản họ mới yên tâm công tác, có nhiều sáng tạo, tâm huyết trong chăm sóc, nuôi dạy trẻ”, cô Hương nói.

Sớm nâng phụ cấp ưu đãi

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chính vì áp lực đổi mới chương trình GDPT 2018 và áp lực cuộc sống, trong vòng 3 năm từ 2020-2023 có hơn 40.000 giáo viên rời bỏ nghề đi tìm việc khác như: xuất khẩu lao động, làm ở các khu công nghiệp, làm tự do… Mà nguyên nhân chính có lẽ là do mức thu nhập thấp, không đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Người đứng đầu ngành giáo dục lo lắng, tình trạng này sẽ tiếp tục tái diễn trong những năm tiếp theo. Trong khi, công cuộc đổi mới chương trình GDPT 2018 luôn xác định đội ngũ nhà giáo đóng vai trò then chốt, quyết định đến chất lượng.

Hiện nay, một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên có chỉ tiêu nhưng không tuyển được giáo viên mầm non. Tỉnh Hưng Yên vừa có chính sách thu hút đội ngũ, hỗ trợ mức 160 triệu đồng cho giáo viên mầm non; 108 triệu đối với giáo viên tiểu học được tuyển dụng làm việc tại các trường công lập.

Tại cuộc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục trên toàn quốc cách đây ít ngày, trong khoảng 6.500 ý kiến giáo viên gửi về Bộ GD&ĐT, có tới 2.000 ý kiến liên quan đến đề cập, kiến nghị vấn đề tiền lương, chế độ ưu đãi. Rất nhiều nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc tâm tư. Yêu nghề, mến trẻ, công việc áp lực, đối mặt với nhiều rủi ro nhưng bao nhiêu năm qua mức lương không tương xứng, không có điều kiện chăm sóc gia đình, con cái đầy đủ.

Chia sẻ với đội ngũ nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định, mức lương giáo viên mầm non vẫn thấp so với công sức đội ngũ đã bỏ ra. Bộ trưởng thông tin, hiện nay, Chính phủ giao các bộ ngành, cân nhắc khả năng để nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học. Bước đầu Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ có sự thống nhất dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi 10% với giáo viên mầm non và 5% đối với giáo viên tiểu học.

Một số nhà quản lý giáo dục nói rằng, tăng phụ cấp ưu đãi từ 5-10% là con số không lớn tuy nhiên cũng là sự động viên đối với nhà giáo. Hi vọng, Bộ GD&ĐT tiếp tục kiến nghị, để đội ngũ nhà giáo sớm được thụ hưởng quyền lợi, vơi bớt nhọc nhằn, tiếp tục gắn bó với nghề.

  • giáo dục
  • giáo viên
  • tăng lương cho giáo viên
  • Lương của giáo viên

Latest from Blog