Vì sao Người Do Thái chiếm tới 11,6% tỷ phú trên toàn cầu? Kết quả từ cách dạy con độc đáo ít ai biết!
Một số nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy rằng, những đứa trẻ Do Thái ngay từ nhỏ khi còn nhỏ đã sớm được nuôi dưỡng trong môi trường ươm mầm cho sự thành công và phát triển trí thông minh vượt trội.
- Vì sao người Do Thái chiếm tới 11,6% tỷ phú trên thế giới? Nguyên nhân đến từ 8 cách giáo dục thông minh, cha mẹ nào cũng nên tham khảo
- 4 bí quyết vàng trong cách dạy con của bố mẹ Do Thái: Bố mẹ muốn con thành công nên áp dụng
- Người Do Thái dặn con muốn giàu có phải tránh xa 3 kiểu bạn bè “độc hại”: Loại thứ 2 tưởng tốt nhưng đang kéo bạn thụt lùi
Người Do Thái (thời cổ gọi là Hebrew) là dân tộc có tiếng là thông minh, nhưng thành công nhất luôn là lĩnh vực tài chính. Họ có truyền thống coi kiến thức, trí tuệ là thứ quý giá nhất của con người.
Một nghiên cứu vào năm 2005 cho biết người Do Thái Ashkenazi có chỉ số IQ trung bình cao nhất so với bất kỳ dân tộc nào.
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 19, đã có khoảng 1/4 số nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, có thể kể đến một số cái tên nổi tiếng như Otto Frisch, Albert Einstein, Sigmund Freud… đều là người Do Thái.
Trong thế kỷ 20, người Do Thái chiếm khoảng 3% dân số Mỹ nhưng lại giành tới 27% số giải Nobel khoa học của Mỹ; 25% giải thưởng khoa học máy tính Turing; 21 sinh viên Ivy League; 37% các đạo diễn đoạt giải Oscar; 11.6% các tỷ phú trên toàn thế giới. Một số doanh nhân nổi tiếng mà chúng ta có thể liệt kê bao gồm: Darwin, Marx, Einstein,…
Kinh Talmud từng viết: “Tài sản có thể bị mất đi, chỉ có tri thức và trí tuệ mãi mãi không mất đi đâu được”. Ngay cả chính các ông bố, bà mẹ người Do Thái cũng coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cùng tìm mọi cách cho con được học hành. Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi.
Để có được sự thành công này, người Do Thái đã đặc biệt quan tâm đến việc phát triển trí thông minh cho trẻ ngay từ khi mới ra đời bằng cách kết hợp các nguyên tắc đáng lưu ý được các chuyên gia chỉ ra như:
1. Tôn thờ trí tuệ và học thức
Đây luôn là vấn đề mà cha mẹ người Do Thái quan tâm, dạy con từ khi còn nhỏ. Theo đó, họ luôn có những phương pháp hiệu quả để giúp trẻ tích lũy trí tuệ, bồi dưỡng. Họ dạy con cách vận dụng các biện pháp để học tập hiệu quả, quý trọng sách vở, chăm chỉ giao tiếp để tiếp thu được nhiều kiến thức nhất có thể.
Với họ, học tập luôn là vấn đề không bao giờ quá muộn. Vì vậy, ở bất cứ thời điểm nào, cha mẹ cũng luôn cổ vũ, động viên trẻ tự học, tiếp nhận các kiến thức cần thiết ở cả trường học, trong quá trình giao tiếp hay cuộc sống hàng ngày.
2. Không quá quan tâm đến vẻ bề ngoài
Trẻ em người Do Thái có thể tự tin ra ngoài với một vẻ bề ngoài không mấy chỉn chu, sạch sẽ quần áo xô lệch, tóc rối, dính bùn đất,…
Lý do xuất phát từ việc cha mẹ chúng coi việc giữ cho bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng là không cần thiết, bởi việc đó sẽ làm hạn chế quá trình vui chơi, học hỏi từ cuộc sống của trẻ. Họ chỉ mong muốn trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, luôn vui vẻ và hoàn toàn không quan tâm tới việc vẻ ngoài sẽ như thế nào.
3. Để con học hỏi từ chính thất bại của chính mình
Có một câu nói mà trẻ em Do Thái luôn được cha mẹ động viên rằng: “Hãy luôn tiến về phía trước nhé!”. Chính vì vậy mà trẻ luôn tự phát triển, làm mọi việc, tự học về sự chiến thắng, tự tin hay thất bại từ khi còn nhỏ.
Họ cho phép con mình mạo hiểm bước khỏi vùng an toàn, khám phá thế giới, giải quyết vấn đề phát sinh và giành lấy thành công. Cha mẹ người Do Thái sẽ không làm giúp nhưng cũng không mặc kệ trẻ, họ luôn theo dõi và kịp thời động viên, khuyến khích để trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu.
3. Khích lệ con bằng sự tin cậy
Khích lệ trẻ là điều có ý nghĩa vô cùng lớn để con cảm nhận thấy vai trò của mình trong gia đình hay xã hội. Tuy nhiên cha mẹ người Do Thái không khích lệ con bằng những cách thông thường như tặng quà, thưởng kẹo, hay đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ.
Trong các gia đình Do Thái, trẻ được khích lệ bằng sự tin cậy, điều đó giúp trẻ hiểu rằng con đang làm tốt mọi việc và cần phát huy.
Việc cha mẹ tin tưởng giao việc cho trẻ tự làm đó cũng là một cách để trẻ cảm nhận được vai trò quan trọng của mình trong gia đình và xã hội.
4. Vạn sự khởi đầu nan, mọi nỗ lực của con đều được ghi nhận xứng đáng
Khi nói đến cách dạy con của người Do Thái, họ có câu nói rất nổi tiếng: “Kol haschalot kashot”, có nghĩa là “Vạn sự khởi đầu nan”, không có gì mới bắt đầu làm mà suôn sẻ cả.
Cha mẹ người Do Thái thừa nhận và trân trọng mọi nỗ lực của trẻ, khuyến khích con tự lập và nỗ lực. Bất kỳ sở thích mới nào của con cũng được cha mẹ ủng hộ, dù ý tưởng có điên rồ và thất bại.
5. Cha mẹ là “sếp”, con không phải “trung tâm của vũ trụ”
Trong chính gia đình, trẻ sẽ được dạy tôn trọng cha mẹ từ khi còn nhỏ. Ở đó, cha mẹ là “sếp”, còn con sẽ không phải là trung tâm mọi sự chú ý. Muốn làm gì, con phải tự cố gắng đạt được điều đó.