Câu đố: “Bị vặn bị trói bị gài⁄ Mà lại đội nặng, …

5 mins read
Câu đố: “Bị vặn bị trói bị gài⁄ Mà lại đội nặng, …

Câu đố: “Bị vặn bị trói bị gài/ Mà lại đội nặng, hàng ngày khổ đau” – Là gì?

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ Việt Nam 13:14 25/08/2023

Bạn có nghĩ ra được cái gì lại chịu đủ loại… “bi kịch” vậy không?

  • Câu đố Tiếng Việt: “Để nguyên che nắng, che mưa, bỏ huyền phút chốc nằm im trong mồm”, là từ gì?
  • Câu đố Tiếng Việt: “Để nguyên gặm cỏ trên bờ, hễ đuôi bị bứt, nhảy ùm xuống sông”, là con gì?
  • Câu đố: Áo nâu mỏng mảnh/ Râu ngắn lơ phơ/ Bề ngoài lờ đờ/ Đụng đâu hăng đấy – Là gì?

Bị vặn bị trói bị gài/ Mà lại đội nặng, hàng ngày khổ đau – Là gì? Câu đố hóc búa này đã khiến nhiều người phải vò đầu bứt tai, nghĩ mãi không ra đáp án. Nghe qua có vẻ đầy “bạo lực” nhưng thực tế, câu hỏi này nhắc đến một vật dụng rất quen thuộc trong nhà bếp. Những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn chắc chắn đã từng “quen mặt” với đồ vật này.

“Bị vặn bị trói bị gài” chính là để miêu tả quá trình tạo nên sản phẩm này. “Mà lại đội nặng, hàng ngày khổ đau” ám chỉ chức năng của nó. Đến đây, bạn đã nghĩ ra được câu trả lời chưa?

Đáp án chính là cái Rế. Nhiều trẻ em ngày trước từng thuộc lòng bài đồng dao có nhắc đến cái rế: Cô dâu chú rể/ Đội rế lên đầu/ Đi qua đầu cầu/ Đánh rơi nải chuối”. Rế từng là món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ nhiều người.

Câu đố: Bị vặn bị trói bị gài/ Mà lại đội nặng, hàng ngày khổ đau - Là gì? - Ảnh 1.

Dưới bàn tay đan thoăn thoắt của người thợ, những chiếc rế tre lót nồi được đan với nhiều hoa văn.

Được đan bằng tre, cái rế đơn giản là đồ vật dùng để lót nồi, ngoài ra còn giúp bạn tránh bị bỏng tay khi bưng bê. Rế tre được cấu tạo từ 2 phần là miệng rế và lòng rế. Phần gờ nhô cao được gọi là miệng rế. Sau khi đặt nồi lọt lòng vào bên trong, người dùng sẽ cầm miệng rế để nhấc nồi lên không bị nóng.

“Bị vặn bị trói bị gài” bởi để làm nên cái rế phải trải qua các công đoạn kết, quấn nan để tạo hình. Phần vỏ tre (cật tre) sẽ được phơi khô và chẻ thành các nan tre đều thẳng tắp. Dưới bàn tay đan thoăn thoắt của người thợ, những chiếc rế tre lót nồi được đan với nhiều hoa văn. Rế “đội” nồi nên rất nặng, lại chịu sức nóng chẳng khác nào hàng ngày phải “khổ đau”.

Trong văn học dân gian, cái rế xuất hiện khá nhiều, thể hiện qua các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao như “Rế rách cũng đỡ phỏng tay”; “Thủng nồi trôi rế”; “Sáng mai mất cái rế, xế mất cái nồi /Thân anh chưa vợ khổ đời quá đi”.

Ngày nay rế đã ít xuất hiện trong căn bếp gia đình. Tuy nhiên vẫn có người sử dụng để lót nồi, hoặc làm sản phẩm trang trí nhà cửa.

  • câu đố tiếng việt
  • câu đố
  • đố vui

Latest from Blog