Câu đố Tiếng Việt: “Để nguyên nhất trí đồng tình, bỏ huyền thêm sắc lật mặt quá nhanh”, là từ gì?
Thử xem bạn có đoán ra đây là từ nào không nhé!
- Câu đố: “Bị vặn bị trói bị gài/ Mà lại đội nặng, hàng ngày khổ đau” – Là gì?
- Câu đố Tiếng Việt: “Để nguyên che nắng, che mưa, bỏ huyền phút chốc nằm im trong mồm”, là từ gì?
- Câu đố Tiếng Việt: “Để nguyên gặm cỏ trên bờ, hễ đuôi bị bứt, nhảy ùm xuống sông”, là con gì?
Hệ thống thanh dấu “sắc, huyền, hỏi, nặng, ngã” khiến Tiếng Việt của chúng ta trở nên vô cùng phong phú về từ vựng. Nhiều khi chỉ cần thay đổi thanh dấu là chúng ta sẽ có một từ với nghĩa khác hoàn toàn.
Chẳng hạn từ “cưa” (danh từ) – dụng cụ dùng để xẻ, cắt gỗ, kim loại và vật liệu cứng khác, có lưỡi bằng thép mỏng với nhiều răng sắc nhọn; thêm nặng thành “cựa” (danh từ) – mấu sừng mọc ở phía sau cẳng gà trống hay cẳng một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tiến công; thêm hỏi thành “cửa” (danh từ) – khoảng trống thông ra ngoài của nơi đã được ngăn kín các phía, thường có lắp bộ phận gọi là cánh cửa để mở ra, đóng vào khi cần thiết;…
Không chỉ cho ra các từ có nghĩa khác hoàn toàn mà nhiều khi, việc đổi thanh dấu còn khiến chúng ta có những từ trái nghĩa đầy thú vị. Chẳng hạn như 2 từ được nhắc đến trong câu đố sau đây. Hãy thử xem, bạn có đoán ra được, đây là cặp từ nào không nhé:
“Để nguyên nhất trí đồng tình, bỏ huyền thêm sắc lật mặt quá nhanh”, là từ gì?
Theo dữ liệu của câu đố, từ này có dấu huyền và mang nghĩa nhất trí, đồng tình, nhưng nếu bỏ dấu huyền, thêm dấu sắc thì “lật mặt”, ở đây có thể hiểu nghĩa của từ mang nghĩa phản đối. Hãy thử nghĩ xem, trong kho tàng từ vựng Tiếng Việt, có từ nào thú vị đến thế không nhé?
Nếu nghĩ mãi chưa ra thì xin mách với bạn đó là cặp từ “Ừ” và “Ứ”.
Từ điển định nghĩa, “Ừ” (cảm từ) – tiếng dùng để trả lời người ngang hàng hoặc người dưới, tỏ sự đồng ý, nhất trí. Chẳng hạn: “Trời mưa à?” – “Ừ”. hay “Ừ nhỉ, thế mà tôi quên khuấy đi mất!”. Nếu là động từ (khẩu ngữ), nó cũng có nghĩa bày tỏ sự đồng ý.
Trong khi đó, “Ứ” (cảm từ, khẩu ngữ) – tiếng thốt ra tỏ ý không bằng lòng, hay phản đối nhẹ nhàng với ý hơi nũng nịu. Chẳng hạn: “Ứ, em không đi”, “ứ, con ở đây với ba cơ?”.
Ngoài ra, nó còn là phụ từ mang nghĩa “không”, theo cách nói của trẻ em với ý hơi nũng nịu. Chẳng hạn: “Ứ phải”, “ứ thèm”,…
Quả là thú vị phải không nào?!