Đây là ngành học có tỷ lệ việc làm cao nhất năm 2022 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Mức lương như sau
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có nhiều cơ hội việc làm.
- Đây là ngành có tỷ lệ việc làm cao nhất trường ĐH Ngoại thương, tới 99,29%: Mức lương có thể cao bao nhiêu?
- Ngành nghề “xui xẻo” nhất năm 2023: Đang ung dung kiếm hơn 50 triệu/tháng, chỉ vì AI xuất hiện mà tụt chỉ còn 6 triệu
- Khối A chọn ngành nào để dễ xin việc?
Theo báo cáo tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2022 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngành có tỷ lệ việc làm cao nhất là Thương mại điện tử. Cụ thể, tỷ lệ sinh viên có việc làm/tổng số sinh viên phản hồi là 100%; tỷ lệ sinh viên có việc làm/tổng số sinh viên tốt nghiệp là 90,63%. Đa phần sinh viên tốt nghiệp làm cho tư nhân, số ít tự tạo việc làm hoặc làm cho doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Báo cáo tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2022 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Vậy ngành này cụ thể học những gì và mức lương ra trường là bao nhiêu?
Thương mại điện tử có tên tiếng anh là e-commerce, e-comm hay viết tắt là EC hoặc thương mại internet, đề cập đến việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ có sử dụng internet để thực hiện việc mua bán chuyển tiền, dữ liệu để thực hiện các giao dịch này. Thương mại điện tử thường được sử dụng để chỉ việc bán sản phẩm trực tuyến, nhưng nó cũng có thể mô tả bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được diễn ra thông qua internet.
Các giao dịch kinh doanh này xảy ra hoặc từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, người tiêu dùng đến người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng đến doanh nghiệp.
Có thể hình dung thương mại điện tử có các loại hình sau:
B2B: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business)
B2C: Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (business to consumer)
B2G: Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước – (business to government)
C2C: Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – (consumer to consumer)
G2C: Giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân – (government to consumer).
Khi theo học ngành Thương mại điện tử, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng internet, nắm bắt chức năng và vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh, các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống kinh doanh trực tuyến, kế toán, tiếp thị, thanh toán điện tử, nền kinh tế điện tử… Đặc biệt các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ kí số trong quản trị mạng là những kiến thức quan trọng sinh viên học Thương mại điện tử cần tích lũy.
Ngoài ra, sinh viên cũng được bồi dưỡng các kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình nhóm, cách tổ chức seminar, điều hành và quản lí dự án, sàn lọc thông tin, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng thuyết phục khách hàng,…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách về thương mại điện tử; Văn phòng đại diện doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; Các cơ quan, tổ chức đại diện thương mại điện tử của Việt Nam và quốc tế; Các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu thương mại điện tử, giảng viên các trường đại học, cao đẳng về kinh tế và quản trị kinh doanh. Hoặc tự tổ chức kinh doanh qua mạng, kinh doanh dựa trên nền tảng mạng và công nghệ số
> Mức lương ngành này là bao nhiêu: Theo khảo sát, đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm sẽ có mức lương dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tuỳ vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn, dao động từ 10 – 25 triệu đồng/tháng.
Hiện có những trường đại học nào giảng dạy ngành Thương mại điện tử?
Ngoài trường Đại học Kinh tế quốc dân, sinh viên có thể theo học tại: Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH); Trường Đại học Thương mại; Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải; Trường Đại học Kinh tế TPHCM; Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM;…