Con thắc mắc nhà có nhiều tiền hay không, phụ huynh trả lời “nghèo” vô tình làm hỏng tương lai của trẻ

6 mins read
Con thắc mắc nhà có nhiều tiền hay không, phụ huynh trả lời “nghèo” vô tình làm hỏng tương lai của trẻ

Khi trẻ đi học sẽ có tâm lý so sánh với bạn bè đồng trang lứa về một số thứ như điểm số, quần áo, gia đình có giàu có hay không. Không ít bậc phụ huynh rơi vào tình huống con đi học về và hỏi: “Gia đình mình giàu có không?”. Đứng trước thắc mắc này, chúng ta sẽ trả lời như thế nào?

Đối với người lớn, câu trả lời không quá quan trọng, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ!

“Nhà mình nghèo lắm phải không?”

Một tài khoản Weibo từng chia sẻ câu chuyện của con trai lên mạng xã hội. Câu chuyện như sau:

“Một lần, sau khi đứa con trai út của tôi đi dự sinh nhật một người bạn cùng lớp, nó rầu rĩ trở về và hỏi tôi:

Bố ơi, nhà mình nghèo lắm phải không ạ?

Tôi ngạc nhiên hỏi lại con: Sao con lại hỏi thế?

Thằng bé buồn rầu đáp: TV trong nhà của bạn cùng lớp lớn hơn TV của nhà mình. Nhà của bạn ấy cũng to và đẹp hơn của chúng ta. Hôm nay sinh nhật, bạn đấy còn được mẹ tặng một đôi giày thể thao rất ngầu. Bạn ấy bảo đôi giày đó là Nikes phiên bản giới hạn và có giá hơn 3.000 NDT. Còn con thì vẫn đi giày của anh trai.

Con thắc mắc nhà có nhiều tiền hay không, phụ huynh trả lời “nghèo” vô tình làm hỏng tương lai của trẻ - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Zhihu

Sau khi nghe điều này, tôi đã trả lời con trai mình như sau:

Con ơi, nhà mình không nghèo, nhưng số tiền trong gia đình phải được sử dụng một cách khôn ngoan. Mẹ không đổi TV to vì mẹ mong con không nghiện xem TV mà tập trung học hành. Bố mẹ không đổi nhà to vì ở đây gia đình bốn người chúng ta sống vẫn rất hạnh phúc và vui vẻ. Nếu gia đình mình có thêm thành viên, lúc đó bố mẹ sẽ đổi sang một ngôi nhà lớn hơn.

Bố mẹ cũng không mua giày Nike vì thương hiệu không quan trọng bằng việc giày con đi vừa chân và con cảm thấy thoải mái khi di chuyển. Nếu con thấy thoải mái với đôi giày của mình, tại sao chúng ta phải đổi sang đôi giày đắt tiền hơn mà công dụng vẫn thế. Thay vào đó, chúng ta có thể dùng số tiền đó để trả học phí khi con vào đại học sau này. Con thấy có đúng không?

Sau khi nghe xong, sắc mặt lập tức tươi tắn hơn hẳn. Nó vui vẻ nói với tôi: “Vâng ạ. Hóa ra nhà mình không nghèo, chỉ là chúng ta phải tiêu tiền vào những thứ xứng đáng hơn.”

Câu chuyện được đăng tải đã nhận về vô số bình luận của cộng đồng mạng. Đa số đều dành lời khen cho câu trả lời thông minh của ông bố. Chỉ vài câu nói ngắn gọn nhưng câu trả lời này vừa hóa giải thắc mắc của con, vừa giúp con hiểu hơn về tiền bạc.

Tác dụng ngược của việc giáo dục theo kiểu “con nhà nghèo”

Việc dạy con của các bậc phụ huynh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng không ít người lại lấy “giáo dục nghèo đói” ra dạy con, và cho rằng điều này sẽ giúp trẻ nên người trong tương lai. Điều đó không hoàn toàn chính xác. Ngược lại, sự “giáo dục nghèo đói” lại có thể gây ra tác hại khôn lường mà không phải bố mẹ nào cũng hiểu.

Con thắc mắc nhà có nhiều tiền hay không, phụ huynh trả lời “nghèo” vô tình làm hỏng tương lai của trẻ - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Nếu một đứa trẻ luôn bị bố mẹ từ chối với lý do “không có tiền, không có khả năng chi trả”, chúng sẽ mặc định điều này hợp lý sau khi thất vọng hết lần này đến lần khác, và thường tự nhủ trong lòng: “Gia đình mình rất nghèo, còn bố mẹ chúng tôi thì không có tiền, tôi không nên đòi hỏi bất cứ thứ gì”.

Dưới tác động tâm lý này, nhu cầu bình thường của trẻ cũng sẽ bị kìm hãm, trẻ không dám đấu tranh cho những thứ mình nên có, không dám mua dụng cụ học tập hay nói với bố mẹ về đồ chơi mà mình muốn.

Nhận thức nghèo nàn có thể khiến trẻ trưởng thành sớm, đánh mất sự ngây ngô của trẻ con, thậm chí có thể khiến trẻ bị bóng đen tâm lý nghèo nàn suốt đời.

Nhận thức về khó khăn có thể kích hoạt lòng tự trọng của trẻ và cũng có thể khiến trẻ phấn đấu vượt qua những người khác.

Nhưng ngay cả khi bạn vượt lên và trở nên giàu có khi trưởng thành, nhận thức về nghèo đói vẫn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến phán đoán của trẻ đối với mọi thứ và đặc biệt là việc theo đuổi tiền bạc quá mức khiến nhân cách bị méo mó, thậm chí vì tiền làm những chuyện xấu.

Trên thực tế, trái tim của một đứa trẻ phong phú hay cằn cỗi ít liên quan đến khả năng tài chính của bố mẹ, và nó chủ yếu phụ thuộc vào tâm lý của bố mẹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog