Cho 24 người, hãy xếp thành 6 hàng, mỗi hàng 5 người? Ứng viên IQ cao đưa đáp án thuyết phục
Đáp án mà ứng viên IQ cao đưa ra vô cùng thuyết phục, nhờ vậy anh đã được nhận vào làm với mức đãi ngộ tốt.
- Nhà tuyển dụng: “Cầm 100 ngàn đồng đi mua đồ, hết 75 ngàn, nhưng người ta chỉ trả lại 5 ngàn – Vì sao?”
- Nhà tuyển dụng: “Con gái mất đi thứ gì thì sẽ không còn trọn vẹn?”, nữ ứng viên EQ cao vút được nhận
- Nhà tuyển dụng hỏi: “Làm sao để bán 1 chai nước suối với giá 650 nghìn đồng?”, cô gái đưa ra cách bán khiến nhà tuyển dụng khen ngợi
Các câu hỏi phỏng vấn hiện nay không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kỹ năng chuyên môn của ứng viên, mà còn tập trung vào việc xác định những ứng viên có tư duy đa chiều, sự nhạy bén và khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc hay không. Điển hình là một số câu hỏi như:
Nếu được chọn, bạn sẽ chọn siêu năng lực là tàng hình hay bay lượn?
Nếu 4 người mất 8 ngày mới lập trình xong 1 trang web. Vậy sẽ mất bao thời gian nếu có 8 người?
Đây chính là một số câu hỏi phỏng vấn độc đáo và “hack não” của ông lớn Microsoft. Những câu hỏi này chủ yếu để kiểm tra khả năng tư duy và óc sáng tạo của ứng viên. Trường hợp này khá giống với câu chuyện của ứng viên dưới đây.
Làm thế nào xếp 24 người thành 6 hàng, mỗi hàng 5 người?
Thanh Sơn vừa tốt nghiệp đại học tháng 7 vừa rồi, hiện tại anh đang rải hồ sơ xin việc ở nhiều công ty lớn. Mặc dù trước đây đã từng đi thực tập và làm việc ở nhiều công ty và có chút ít kinh nghiệm nhưng Sơn vẫn cảm thấy rất lo lắng. Chính vì vậy, trước ngày nhận lịch hẹn phỏng vấn, Sơn đã chủ động chuẩn bị mọi thứ rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, ngày tới phỏng vấn Sơn phát hiện ra còn 2 ứng viên trông già dặn kinh nghiệm cũng ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh cùng mình. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có 1 người được chọn, còn 2 người sẽ bị loại.
Ảnh minh hoạ
Sau khi trải qua vòng giới thiệu bản thân và trao đổi về kinh nghiệm làm việc, Thanh Sơn cảm thấy có chút tự ti vì kinh nghiệm của anh không bằng hai ứng viên già dặn kia. Vào lúc nghĩ rằng cơ hội đã đóng lại với mình thì phía nhà tuyển dụng đột nhiên đề xuất đặt thêm một câu hỏi không liên quan tới chuyên ngành cho 3 ứng viên.
Câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra là: “Cho 24 người, làm thế nào để xếp 24 người thành 6 hàng, mỗi hàng 5 người?”.
Câu hỏi kỳ lạ này nhất thời khiến cả 3 ứng viên lúng túng, sau 3 phút vò đầu bứt tai ứng viên đầu tiên đưa câu trả lời rằng: “Tôi nghĩ đề bài phía nhà tuyển dụng đưa ra có vấn đề, tôi nghĩ rằng không thể xếp 24 người thành 6 hàng, mỗi hàng 5 người được. Do đó, đây là câu hỏi sai”.
Phía nhà tuyển dụng nghe tới đây chỉ mỉm cười không nói gì, đúng lúc này ứng viên thứ hai cũng đứng dậy nói rằng: “Tôi đã nghĩ rất nhiều cách nhưng quả thực với 24 người không thể xếp thành 6 hàng mà mỗi hàng đều có 5 người được. Đây là một câu hỏi sai, vậy nên sẽ không có đáp án chính xác cho câu hỏi này”.
Nhà tuyển dụng vẫn rất kiên nhẫn và nói rằng cho các ứng viên thêm 3 phút suy nghĩ. Tuy nhiên 2 ứng viên dường như đã từ bỏ việc tư duy để tìm đáp án cho câu hỏi này. Ngược lại, Thanh Sơn lại rất nghiêm túc suy nghĩ, thậm chí anh chàng còn xin giấy bút để tính toán.
Sau khoảng thời gian dài căng thẳng suy nghĩ, Thanh Sơn đã tìm ra được đáp án và mạnh dạn trả lời rằng: “Với câu hỏi này, đáp án của tôi chính là xếp 24 người thành hình lục giác đều với mỗi cạnh là 5 người. Như vậy, chúng ta sẽ có 6 hàng, mỗi hàng 5 người như đề bài mà nhà tuyển dụng đưa ra”.
Ảnh minh hoạ
Nhà tuyển dụng ngay khi nhận được đáp án của Thanh Sơn đã vô cùng vui mừng, bởi đây chính là đáp án chính xác cho câu hỏi này. Bình thường khi đọc câu hỏi này mọi người đều sẽ nghĩ phải xếp thành 6 hàng ngang, hoặc 6 hàng bằng nhau mà ít ai có cái nhìn bao quát và tư duy nhanh nhạy ứng biến thành hình lục giác đều như Thanh Sơn.
Qua đáp án này, nhà tuyển dụng không chỉ nhìn ra được khả năng tư duy nhanh nhạy, trí thông minh mà còn nhìn ra được đức tính kiên trì của Thanh Sơn. Khi gặp vấn đề khó khăn, thay vì tìm con đường dễ nhất và bỏ cuộc, anh luôn cố gắng kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi vừa rồi. Chính nhờ những điều này mà Thanh Sơn đã đánh bại hai ứng viên còn lại để trở thành người được công ty tuyển dụng với mức đãi ngộ tốt.