Cậu bé 14 tuổi bị bà bầu bắt đứng dậy nhường ghế, phản ứng của người mẹ bất ngờ được …

8 mins read
Cậu bé 14 tuổi bị bà bầu bắt đứng dậy nhường ghế, phản ứng của người mẹ bất ngờ được …

Cậu bé 14 tuổi bị bà bầu bắt đứng dậy nhường ghế, phản ứng của người mẹ bất ngờ được ngợi khen

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ mới 12:31 09/10/2023

Nhiều người tỏ ra đồng tình với hành động của người mẹ.

  • 4 hành động người mẹ ít để tâm nhưng lại ảnh hưởng đến con cái suốt đời
  • 5 hành động của trẻ chứng tỏ chúng yêu mẹ rất nhiều
  • Cãi nhau với cha mẹ, cậu bé 11 tuổi có hành động được khen dũng cảm, nhiều người lại lo sợ vô cùng

Vợ chồng chị Tiểu Linh (Trung Quốc) chú trọng dạy con phải lịch sự từ khi còn nhỏ. Dưới sự hướng dẫn của đôi vợ chồng trẻ, con trai của họ rất chu đáo và lễ phép, hàng xóm nhìn thấy đều khen ngợi.

Khi đứa trẻ nhìn thấy ông bà chống nạng đi lại, cậu sẽ chủ động giúp đỡ họ. Gặp mèo hoang không có thức ăn, cậu cũng sẽ xin bố mẹ mua thức ăn cho chúng. Dù đi xe buýt hay tàu điện ngầm, ngay khi nhìn thấy một người già lên xe, cậu bé sẽ lập tức đứng dậy và nhường chỗ.

Có lần, cậu con trai bị bệnh, cùng mẹ đi khám từ bệnh viện về, lên xe đúng giờ cao điểm, đông đúc đến mức khó thở. Chị Tiểu Linh nhìn thấy có người xuống xe và để lại một ghế trống nên bảo con trai ngồi xuống. Đây lại là ghế ngồi có biểu tượng của người già, người ốm yếu, người khuyết tật.

Cùng lúc đó, có một phụ nữ mang thai. Cô cũng muốn ngồi xuống, nhìn thấy một thiếu niên ngồi trên ghế, lập tức không vui. Cô hét lên: “Cháu không thấy đây là ghế dành riêng cho phụ nữ mang thai sao?”.

Cậu bé 14 tuổi bị bà bầu bắt đứng dậy nhường ghế, phản ứng của người mẹ bất ngờ được ngợi khen - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lúc này, Tiểu Linh cảm thấy rất khó chịu, cúi đầu không nói gì. Không ngờ người phụ nữ nhìn thấy hai mẹ con không có phản ứng thì tiếp tục hung hãn: “Tai cháu có vấn đề gì, không nghe thấy tôi nói sao? Cháu còn chiếm chỗ ngồi, không thấy xấu hổ sao? Lớn thế này, không có ai dạy mới cư xử như thế”.

Cậu con trai nghe xong, sắc mặt đỏ bừng rồi lại trắng bệch, đành phải đứng dậy chuẩn bị nhường chỗ. Không ngờ, người mẹ đã đẩy con trai ngồi lại và nói với người phụ nữ mang thai: “Con trai tôi hôm nay mới từ bệnh viện về, bụng khó chịu, nó yếu đuối và cần được nghỉ ngơi. Chúng tôi biết rằng nên tôn trọng người già, người yếu đuối, người mang thai và tàn tật, nhưng chúng tôi sẽ tự nguyện nhường chỗ nếu tình trạng thể chất cho phép, thay vì bị người khác ép ra ngoài và chửi mắng bất lịch sự. Chị nghĩ có đúng không?”.

Lời nói của Tiểu Linh khiến mọi người trong xe không nói nên lời. Nhìn ánh mắt khó chịu của những người xung quanh, người phụ nữ cuối cùng xin lỗi và được một thanh niên đứng dậy nhường chỗ cho.

Nhiều người cho rằng, trong trường hợp này người mẹ đã phản kháng một cách lý trí, điều này không chỉ bảo vệ con mình mà còn dạy con một bài học quan trọng.

Nhiều bậc cha mẹ giáo dục con ngay từ khi còn nhỏ phải kính trọng người lớn, có hành động văn minh, lịch sự ở nhà và ngoài đường. Giúp người già qua đường hay nhường chỗ cho người già, người khuyết tật trên xe buýt, tàu điện ngầm… đều thể hiện thái độ hiểu chuyện, được dạy dỗ tốt của đứa trẻ.

Tuy nhiên trên thực tế, không hiếm những người nhân điều này để chiếm lợi ích cho bản thân và dùng tiêu chuẩn đạo đức để yêu cầu ai cũng phải tử tế và bao dung…

Trẻ em có lòng tốt là điều đáng khen nhưng điều này xuất phát từ tấm lòng chứ không phải là nghĩa vụ của các em. Nhiều bậc cha mẹ yêu cầu con làm người tốt, muốn con khiêm tốn, sống tử tế nhưng lại quên dạy con nói “không”.

Khi cảm thấy không khỏe hoặc không thoải mái thì trẻ cũng nên nghĩ cho bản thân, học cách làm những gì có thể và đừng nhiệt tình quá mức. Khi đối mặt với những yêu cầu không công bằng, chúng ta phải học cách từ chối.

Bên cạnh đó, dù yêu cầu là gì thì phương thức giao tiếp cũng rất quan trọng. Với bà bầu nói trên, tuy lý lẽ của cô có hợp lý đi nữa thì cũng sẽ không ai thích nếu một người tỏ ra kiêu ngạo hay có thái độ hung hăng.

“Chúng tôi chủ trương tôn trọng người lớn, chủ động nhường chỗ cho những đối tượng cần thiết hơn mình. Tuy nhiên, không phải là bị ép buộc và dùng ngôn từ không phù hợp để yêu cầu. Trong xã hội rộng lớn, ngoài gia đình, những người khác không có nghĩa vụ chăm sóc bạn”, một người nói.

  • nhường ghế trên xe bus
  • Bài học dạy con
  • Phương pháp giáo dục con cái

Latest from Blog