Con bị cô giáo nêu tên vì chưa làm xong bài, phản hồi của mẹ được nhiều người đồng tình
Dù là lỗi xuất phát từ phía trẻ hay cha mẹ, việc chỉ trích công khai cũng bị coi là thiếu tôn trọng người khác.
- Nam sinh 17 tuổi mất tích vì áp lực học hành, cảnh sát thấy trong tình trạng ngỡ ngàng: Phụ huynh thấm thía 1 điều
- Tính cách của trẻ được thừa hưởng từ bố hay mẹ? Câu trả lời khiến nhiều phụ huynh phải thay đổi cách dạy con
- TPHCM: Phụ huynh tố giáo viên đánh gãy xương ngón tay học sinh
Trong thời đại thông tin, để giáo dục đồng thời tại nhà, các nhóm chat có thể được sử dụng để học tập và liên lạc. Tuy nhiên, đôi khi học sinh không hoàn thành bài tập về nhà, giáo viên phê bình ngay trong nhóm hoặc kêu gọi phụ huynh chú ý đến việc học của con khiến nhiều người cảm thấy rất khó chịu.
Tiểu Lý (Trung Quốc) đang học tiểu học, thành tích ở mức khá. Cha mẹ em cho rằng con mình vui vẻ học tập, hòa đồng với các bạn trong lớp, chăm chú nghe lời thầy cô là ổn, họ không muốn con bị ám ảnh quá mức về điểm số.
Tuy nhiên, gần đây con có chút bất thường. Đêm nào con cũng phải viết bài đến khuya, mẹ giục đi nghỉ nhanh nhưng con nhất quyết muốn làm xong bài tập.
Thì ra một ngày trước, vì bài tập chưa làm xong nên giáo viên đã nói với cả lớp, ai không hoàn thành bài tập sẽ bị nêu tên trong nhóm chung. Nói là làm, một hôm, cô bé bị nhắc nhở cùng một số bạn khác. Cô giáo cũng không quên trách bố mẹ không giám sát con mình làm bài tập, nhắc nhở họ đừng chỉ phó thác con cho nhà trường.
Mẹ Tiểu Lý khá khó chịu. Chị biết con học hành không quá giỏi nhưng có nhất thiết cô giáo phải “bêu” tên cháu trong nhóm chung như vậy không? Nghĩ một lúc, chị lấy chiếc ảnh đã chụp con gái vào hôm trước gửi vào nhóm. Đứa trẻ trong bức ảnh học rồi ngủ quên trên cuốn sách. Lúc này, mọi người đều im lặng.
Đứa trẻ trong bức ảnh học rồi ngủ quên trên cuốn sách.
Mẹ của Tiểu Lý nói rằng cô bận rộn với công việc nhưng con cô rất tự lập, về cơ bản là có thể hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn. Chỉ là câu hỏi ngày hôm đó rất khó và con làm bài chậm hơn.
Nhìn con ngủ ngon, bà mẹ không nỡ đánh thức. Sáng sớm hôm sau, đứa trẻ nói bài tập chưa làm xong, còn phàn nàn mẹ không đánh thức mình dậy. Việc con không hoàn thành bài tập về nhà không phải là cố ý. Chị cũng cho rằng giáo viên nên giao ít bài tập về nhà hơn và giảm bớt gánh nặng học tập cho học sinh.
Hiểu nhau hơn và giao tiếp nhiều hơn
Trên thực tế, có nhiều giáo viên giao rất nhiều bài tập về nhà không phải cho trẻ mà cho… phụ huynh. Vì bố mẹ ngày càng chú trọng hơn đến việc học hành của con em mình, nên họ sẽ cố gắng giảng giải và giúp con hoàn thành hết phần việc mà giáo viên giao cho. Tuy vậy, quá nhiều bài tập sẽ khiến cả phụ huynh và học sinh đều căng thẳng.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng, khi học sinh chưa hoàn thành bài tập, giáo viên không nên lấy nhóm chat ra làm chỗ phê bình cá nhân. Hành vi như vậy sẽ vô tình khuếch đại thêm lỗi lầm của trẻ. Nếu sử dụng ngôn từ không đúng mực càng khiến phụ huynh bức xúc và làm cho vấn đề khó giải quyết. Dù là lỗi xuất phát từ phía trẻ hay cha mẹ, việc chỉ trích công khai cũng bị coi là thiếu tôn trọng người khác.
Khi trẻ mắc lỗi, việc đầu tiên giáo viên nên gặp nói chuyện trực tiếp với các em hoặc phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân, thay vì kết luận hay đổ lỗi. Để trẻ tiến bộ trong học tập, giáo viên nên trao đổi lịch sự và yêu cầu sự hỗ trợ từ phụ huynh thay vì tìm cách áp đặt.
Giáo viên, cha mẹ đều là những người tham gia vào quá trình học tập. Nhờ giao tiếp, chúng ta có thể hiểu nhau hơn, giải quyết vấn đề và đạt được sự đồng thuận. Khi giao tiếp với giáo viên, cha mẹ có thể chủ động nắm bắt được tình hình học tập và mức độ nắm vững kiến thức. Điều này thể hiện phụ huynh rất coi trọng việc học của con mình.
Cha mẹ vì thế nên duy trì thái độ tích cực và tin tưởng rằng giáo viên đang làm việc vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Tôn trọng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của giáo viên và lắng nghe những góp ý, ý kiến của họ.
Khi cha mẹ không hài lòng với việc giáo viên quản lý trẻ không tốt, bạn có thể trao đổi trực tiếp. Nếu chỉ im lặng hoặc phàn nàn sau lưng, giáo viên sẽ không biết phụ huynh quan tâm đến điều gì, dẫn đến mối quan hệ hai bên ngày càng xấu đi.
Ngoài ra, khi sử dụng nhóm lớp, giáo viên và phụ huynh phải tuân thủ các quy tắc chung, chú ý ngôn ngữ văn minh.