Nếu bạn dạy con được điều này, đi tới đâu bé cũng sẽ được mọi người yêu thương
Để con trở thành một người hòa đồng, được mọi người xung quanh yêu mến, cha mẹ nên dạy con điều này.
- Nhiều người “tràn” vào trang cá nhân của Hồ Ngọc Hà để hỏi 1 câu, dù trước đó cô từng chia sẻ nhiều lần chuyện dạy con của mình
- Hòa Minzy mong đừng ai nói với con 3 chữ này: Càng ngẫm càng thấy cách dạy con quá hay
- Phụ huynh “xấu hổ” vì không dạy con đánh vần được một từ tiếng Việt quen thuộc, giáo viên nói gì?
Khi làm 1 điều tử tế cho ai, khoa học đã chứng minh rằng bạn sẽ cảm thấy vui hơn. Nhưng, bạn biết không, khi bạn làm điều tử tế cho người khác, “bạn còn sống khỏe mạnh hơn!”. Dạy trẻ cách sống tử tế với người khác là bí mật giúp trẻ sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn!
Một em bé ngoan không chỉ cần có điểm số cao, học hành tốt mà con cần được trải nghiệm, có những kỹ năng sống cơ bản. Nhiều phụ huynh coi trọng việc ép con học hành mà quên đi việc nuôi dưỡng sự tử tế ở trẻ , điều có lẽ còn quan trọng hơn điểm tốt, giải thưởng và danh hiệu. Dưới đây những phẩm chất đạo đức mà cha mẹ nên dạy con từ nhỏ giúp bé trở thành người tử tế trong tương lai.
Những điều trẻ nên được làm từ sớm để học về sự tử tế
– Mở cửa giúp cho người già hoặc ai đó cần giúp.
– Mời bạn bè tham gia chơi cùng nếu có thể.
– Hãy chủ động đến nói chuyện với bạn khi thấy bạn đó ít nói hay rụt rè trong lớp.
– Hãy nhấn nút chờ thang máy nếu có ai đến hoặc đứng nép bên phải ở thang cuốn để ai đó đi qua khi họ cần. Cũng hãy nhường ai đó đi trước hoặc bước ngang qua mình khi họ thể hiện sự cần thiết.
– Không chỉ trích hay chê bai ai.
– Lên tiếng cho 1 ai đó khi họ cần giúp đỡ.
– Xách hộ đồ cho người khác khi họ cần giúp.
– Thể hiện sự biết ơn với ai đó khi họ làm việc gì cho mình.
4 phẩm chất đạo đức mẹ đừng quên dạy để con trở thành người tử tế
– Trung thực là 1 trong những phẩm chất đạo đức quan trọng của con người. Hãy nói với con rằng, dù chúng có gây ra lỗi lầm lớn đến đâu hay sự việc có khó khăn đến mức nào thì chỉ cần con nói thật, mọi chuyện đều có thể được giải quyết và bé sẽ dễ dàng được tha thứ hơn. Và khi con phạm lỗi, cha mẹ đừng nóng giận quá mà mắng chửi con, thậm chí là đánh chúng. Khi trẻ cảm nhận được bản thân không an toàn, chúng có xu hướng nói dối để lấp liếm hành vi của mình. Vì vậy cha mẹ cần bình tĩnh khi con làm sai và cố gắng giải thích cho con hiểu chúng sai ở đâu và cần sửa như thế nào là đúng nhất.
– Công bằng có nghĩa là đối xử ngang bằng nhau, không có sự phân biệt, thiên vị. Trẻ con thường có sự ích kỷ rất lớn, đặc biệt những đứa trẻ được nuông chiều còn hay coi mình là “trung tâm của vũ trụ”. Chúng dễ coi thường người khác và chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân. Ngược lại, những đứa trẻ bị đối xử bất công, chúng dễ sinh lòng đố kị, ghen ghét anh em trong gia đình. Khi lớn lên, những đứa trẻ này sẽ đều mắc khuyết điểm về tính cách.
– Yêu thương là một phần vô cùng cần thiết của cuộc sống, đặc biệt đối với con nhỏ. Khi rèn luyện con đức tính yêu thương, cha mẹ cần lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của trẻ. Chỉ khi con cảm thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe, chúng mới tôn trọng và yêu thương mọi người. Ngoài ra cha mẹ cũng cần dạy trẻ nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực. Bé sẽ biết cảm thông, đồng cảm với những mảnh đời trong xã hội. Mỗi ngày cha mẹ hãy nói yêu thương con thật nhiều để trẻ cảm nhận được sự thương yêu. Như vậy tinh thần của con cũng khá hơn.
– Thành công không phải là thứ dễ dàng có được. Hãy dạy cho trẻ biết để có “trái ngọt”, các con phải lao động khổ sai thế nào. Khi đó con cần sự kiên nhẫn và quyết tâm thực hiện mục tiêu. Sự quyết tâm sẽ đưa trẻ đến đích cuối cùng. Nếu con nóng vội, hay tức giận, thiếu đi sự kiên nhẫn, cùng ý chí, con sẽ khó làm được việc. Ngoài ra phụ huynh hãy để con nếm mùi thất bại, đừng cố “lái” con mình thành người kiểu mẫu. Như vậy chúng sẽ rất dễ áp lực và chóng nản lòng.