VinFuture 2023 và những CON SỐ ấn tượng chuẩn giải thưởng khoa học công nghệ đỉnh nhất toàn cầu
Trở lại sau hai mùa gây tiếng vang, VinFuture 2023 tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những giải thưởng khoa học công nghệ lớn nhất toàn cầu.
- Lễ trao giải VinFuture 2023 – sự kiện đáng mong chờ nhất của cộng đồng khoa học toàn cầu sắp diễn ra
- Giáo sư Đại học Oxford trở thành thành viên mới của Hội đồng Giải thưởng VinFuture
- Lý do công trình Công nghệ mạng toàn cầu nhận giải VinFuture 3 triệu USD
Trải qua 2 mùa thành công, năm 2023 Giải thưởng VinFuture đã quay trở lại với “Chung sức Toàn cầu”, phản ánh rõ nét sự khác biệt và tầm nhìn toàn diện của VinFuture so với những giải thưởng quốc tế khác, khi đề cao tầm quan trọng của sự hợp tác toàn cầu để làm nên những công nghệ đột phá có tác động trên diện rộng. VinFuture đánh giá các nghiên cứu một cách toàn diện trong mối quan hệ đa chiều. Nhiều nghiên cứu có thể không đi đến đích hoặc ít được ứng dụng khi nằm riêng lẻ, nhưng nếu kết nối chúng lại với nhau thì đột phá có thể xảy ra.
GS. Sir Richard Henry Friend – Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture
Giải thưởng VinFuture mùa 3 có chủ đề “Chung sức Toàn cầu”
Những con số và thông tin ấn tượng về VinFuture mùa 3:
1. Có 5.264 đối tác đề cử, trong đó 1.070 đối tác đề cử thuộc nhóm 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
2. Hồ sơ đề cử lên đến 1.389 từ 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 5 châu lục. Dẫn đầu về số lượng đối tác đề cử của Giải thưởng VinFuture mùa 3 là các nhà khoa học từ châu Mỹ với 30,3%; tiếp đến là châu Á (28,6%); châu Phi (9,5%) và châu Đại Dương (6,8%). Đặc biệt, tỉ lệ đối tác đề cử đến từ châu Âu đã tăng lên đến 24,8% – gấp 1,5 lần so với năm 2022.
Có thể thấy sau 3 mùa, số lượng các đề cử tăng gấp 3 lần cho thấy uy tín và tầm vóc của Giải thưởng cũng như sự quan tâm của các nhà khoa học thế giới dành cho VinFuture.
3. Hệ thống giải thưởng cực “khủng” gồm 01 Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu đô la Mỹ – một trong các giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trên toàn cầu; 03 Giải Đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn đô la Mỹ, dành cho nhà khoa học nữ, nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, và nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới.
4. Hội đồng Sơ khảo VinFuture gồm những nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo uy tín quốc tế từ các tổ chức giáo dục nghiên cứu, các tập đoàn công nghệ – công nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Thành viên của Hội đồng Sơ khảo gồm:
1. GS. Nguyễn Thục Quyên: Giám đốc Trung tâm Polyme và Chất rắn hữu cơ, Đại học California, Santa Barbara; Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture.
2. GS. Albert P. Pisano: Trưởng khoa Kỹ thuật Jacobs, Đại học California, San Diego; Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture.
3. GS. Myles Allen: Giám đốc Sáng kiến Oxford Net Zero, Đại học Oxford.
4. GS. Mônica Alonso Cotta: Giám đốc Viện Vật lý “Gleb Wataghin”, Đại học Campinas.
5. GS. Đỗ Ngọc Minh: Giáo sư tài năng Thomas và Margaret Huang tại Khoa Kỹ thuật Điện & Khoa học Máy tính, Đại học Illinois Urbana-Champaign; Phó Hiệu trưởng danh dự Đại học VinUni.
6. Ông Akihisa Kakimoto: Nguyên Giám đốc Công nghệ, Tập đoàn hóa chất Mitsubishi.
7. GS. Quarraisha Abdool Karim: Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS) và Phó Giám đốc Khoa học của Trung tâm Chương trình Nghiên cứu AIDS tại Nam Phi (CAPRISA) (Nam Phi).
8. GS. Ermias Kebreab: Giám đốc Trung tâm Lương thực Thế giới, Đại học California, Davis (Hoa Kỳ).
9. GS. Nguyễn Đức Thụ: Trưởng khoa Toán và Khoa học Vật lý, Đại học Rutgers (Hoa Kỳ).
10. GS. Molly Shoichet: Giáo sư Michael E Charles về Kỹ thuật Hóa học, Đại học Toronto (Canada).
11. GS. Alta Schutte: Trưởng nhóm nghiên cứu về Tim mạch, Mạch máu và Chuyển hóa, Đại học New South Wales và Giáo sư Nghiên cứu, Viện Sức khỏe Toàn Cầu George (Úc).
12. GS. Vivian Yam: Giáo sư Philip Wong Wilson Wong về Hóa học và Năng lượng và Giáo sư Chủ nhiệm Hóa học, Đại học Hồng Kông (Trung Quốc).
GS. Nguyễn Thục Quyên là một trong những thành viên của Hội đồng Sơ khảo
5. Hội đồng Giải thưởng VinFuture là các nhà khoa học, nhà phát minh uy tín đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Những thành tựu và đóng góp của họ trong các ngành Khoa học – Công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại và được ghi nhận trên phạm vi toàn cầu.
Thành viên Hội đồng Giải thưởng gồm:
1. GS. Sir Richard Henry Friend, FRS: Đại học Cambridge, chủ nhân giải thưởng Millennium Technology 2010.
2. TS. Padmanabhan Anandan: Cố vấn về chủ đề Trí tuệ nhân tạo (AI) vì lợi ích xã hội cho Quỹ Bill và Melinda Gates và Phòng thí nghiệm sức khỏe toàn cầu (Hoa Kỳ).
3. GS. Jennifer Tour Chayes: Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin, Khoa học Dữ liệu và Xã hội, Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ).
4. GS. Pascale Cossart: nguyên Trưởng khoa Tế bào, Viện nghiên cứu Pasteur và Thư ký trọn đời, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp (Pháp).
5. GS. Đặng Văn Chí: , Giáo sư Xuất sắc Bloomberg về Y học Ung thư, Đại học Johns Hopkins và Giám đốc khoa học, Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig (Hoa Kỳ)
6. TS. Xuedong Huang: Giám đốc Công nghệ, Tập đoàn Zoom.
7. GS. Daniel Kammen: Giáo sư James & Katherine Lau về Phát triển bền vững, Đại học California, Berkeley.
8. GS. Gérard Albert Mourou: Đại học Bách khoa Pháp École Polytechnique, Chủ nhân giải thưởng Nobel 2018.
9. GS. Sir Kostya S. Novoselov, FRS: Đại học Manchester, Giáo sư Tan Chin Tuan Centennial tại Đại học Quốc gia Singapore, Chủ nhân giải thưởng Nobel 2010.
10. GS. Michael Eugene Porter: Đại học Harvard, “cha đẻ” của lý thuyết về chiến lược cạnh tranh trong kinh tế hiện đại, thành viên danh dự Hội đồng Giải thưởng.
11. GS. Leslie Gabriel Valiant, FRS: Giáo sư T. Jefferson Coolidge về Khoa học máy tính và Toán ứng dụng, Đại học Harvard, Chủ nhân giải thưởng A.M.Turing Award 2010.
12. GS. Vũ Hà Văn: Giáo sư Percey F. Smith Professor ngành Toán học và Giáo sư Khoa học Dữ liệu, Đại học Yale.
13. Giáo sư Soumitra Dutta – Thành viên mới Hội đồng Giải thưởng năm 2023: Ông hiện đang là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford (Vương quốc Anh). Trước đó, ông là Giáo sư Quản lý và nguyên Hiệu trưởng sáng lập Trường Kinh doanh Cornell SC Johnson thuộc Đại học Cornell (New York, Hoa Kỳ). Ông là đồng sáng lập và nhà sáng lập của hai chỉ số đổi mới/công nghệ uy tín (Chỉ số sẵn sàng kết nối mạng – Network Readiness Index – được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xuất bản trong 16 năm, và Chỉ số Đổi mới Toàn cầu – Global Innovation Index – được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới xuất bản trong 12 năm).