Những người có EQ thấp thích nói 4 điều này khi chat: Đọc ngay để làm một người bạn duyên dáng
Cái gọi là trí tuệ cảm xúc cao không phải là việc biết nói gì, mà là biết cả không nên nói gì.
- Chuyên gia Harvard: Người có EQ thấp thường nói 7 câu này hàng ngày, nên tránh xa đừng giao du kết bạn!
- Đi ăn cùng sếp, cuối bữa kẻ ngốc mới tranh trả tiền, người EQ cao làm điều này gây ấn tượng đặc biệt
- 7 điều người EQ cao tuyệt đối không làm
Từ nhiều năm nay, các ứng dụng nhắn tin đã trở thành công cụ giao tiếp chính giữa mọi người. Không chỉ thuận tiện cho giao tiếp mà khi chat, chúng ta còn có các biểu tượng cảm xúc phong phú để làm bầu không khí sôi động, hoặc cách diễn đạt bằng văn bản có thể thể hiện cảm xúc thật của một người tốt hơn, có thể tránh được sự bối rối khi giao tiếp mặt đối mặt.
Chúng ta thường nghĩ rằng mình không cần phải suy nghĩ quá nhiều khi nói chuyện trên mạng. Nhưng trên thực tế, chat qua mạng cũng là một nghệ thuật giao tiếp. Đôi khi một lời nói hay cách diễn đạt vô tình có thể để lại ấn tượng không tốt cho người khác và bạn có thể trở thành một người “kém duyên”.
Những người có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp sẽ thích nói 4 điều này khi chat mà không hề hay biết:
Lúc nào cũng chất vấn người khác
Khi xảy ra mâu thuẫn nhóm người này luôn hỏi đối phương “Anh nghĩ mình là ai?”. Khi bạn vô tình làm sai, người kia nói: “Anh ngốc à?”. Bạn đưa ra quyết định người kia sẽ đặt câu hỏi: “Tại sao bạn lại làm như vậy?”.
Những người này tạo cảm giác thượng đẳng và giống như những cỗ máy đặt câu hỏi biết đi, đầy nghi ngờ về con người và mọi thứ xung quanh. Ví dụ, khi có bạn bè gửi tin nhắn xin lời khuên về công việc hay học tập, họ sẽ trả lời những câu kiểu: “Cái này mà cũng không làm được à?”. Ngay cả khi họ vẫn sẵn sàng lòng giúp đỡ sau đó và nghĩ đó chỉ là đùa vui nhưng sẽ khiến đối phương vô cùng phản cảm.
Thói quen đặt câu hỏi với người khác là để làm nổi bật bản thân bằng cách đàn áp người khác và xây dựng cảm giác bản thân thượng đẳng dựa trên sự phủ nhận với người khác. Những người này bị mù quáng bởi sự kiêu ngạo và không thể nhìn thấy sự xuất sắc của mọi người. Đây chính là biểu hiện của sự ngạo mạn và “ếch ngồi đáy giếng”.
Thích chê bai, phê bình người khác
Dù là ngoài đời hay trên mạng vẫn luôn có kiểu người thích động vào khuyết điểm của người khác mà không quan tâm đến cảm xúc của đối phương. Đó có thể là những câu như “Chân cô mập quá, mặc váy ngắn trông không đẹp lắm…”, “Trên người nhiều thịt như vậy, nhất định mùa đông không bị lạnh đâu nhỉ” hay “Tại sao bạn vẫn còn độc thân? Đừng lông bông nữa, bạn già rồi đấy”,…
Những lời nói bông đùa này có thể không làm tổn thương người nói nhưng người nghe lại vô cùng khó chịu. Mỗi người đều có những chủ đề không muốn nói, những điểm yếu không muốn nhắc đến và việc bị người khác vạch trần sẽ gây khó chịu. Những lời nói chạm vào nỗi đau của người khác, bạn tưởng là hài hước nhưng thực chất lại rất thô lỗ. Cái gọi là trí tuệ cảm xúc cao không phải là việc biết nói gì, mà là biết khi nào nên im lặng, giữ phần mình biết và giữ thể diện cho người khác.
Thích khoe mẽ về bản thân
Trong cuốn sách nổi tiếng Dám Bị Ghét của Kishimi Ichiro và Koga Fumitake có viết:“Nếu ai đó khoe khoang về mình, đó chỉ là vì họ cảm thấy tự ti”. Khoe khoang với thế giới bên ngoài chỉ là để tạo ra một khoảnh khắc hào nhoáng và xoa dịu sự phù phiếm khiêm tốn. Nhưng sự thật là người khác sẽ không nhìn bạn với con mắt ghen tị khi bạn khoe khoang mà sẽ chỉ cảm thấy buồn cười vì cách cư xử trẻ con của bạn. Chỉ có người kém cỏi, lòng tự trọng thấp mới cần khoe khoang về mình, người thực sự có thực lực thì đã được người khác khen ngợi.
Thích chỉ trích người khác bừa bãi
Học giả Thân Cư Vân thời nhà Thanh (Trung Quốc) từng nói: “Điều xấu xa nhất ở đời là giỏi nói về lỗi lầm của người khác”. Cố tình vạch lỗi, chỉ trích người khác là hành vi thể hiện một người không thể nhìn thấy điểm tốt ở người khác, là mức độ trí tuệ cảm xúc thấp nhất trong cách ứng xử với mọi người.
Ai cũng thích được khen, không thích bị hạ thấp và không thể chấp nhận bị chê. Mức độ trí tuệ cảm xúc của một người không phải là họ có tài hùng biện như thế nào mà là họ nói năng có chừng mực hay không. Bạn không cần phải quá dè dặt, thận trọng khi giao tiếp với người khác, nhưng cần suy nghĩ nhiều hơn trước khi nói, nói những gì có thể nói và dừng lại ở những gì nên nói mà thôi. Không làm người khác xấu hổ và không gây rắc rối cho bản thân là những quy tắc cơ bản trong giao tiếp xã hội của người lớn.