3 hành vi này của cha mẹ sẽ khiến con dần kém thông minh, đặc biệt là hành vi đầu tiên
Có một số hành vi của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tập trung và sự ham học hỏi của trẻ.
- 3 thời điểm bố mẹ nào cũng cần nâng đỡ, ủng hộ con cái, nếu mắc sai lầm tương lai con dễ tụt dốc
- Bóng đen phủ cuộc đời con cái thường là do 6 sai lầm này của cha mẹ nhưng nhiều phụ huynh vẫn rất thờ ơ
- 3 “lối yêu thương” sai lầm, nhiều cha mẹ tưởng tốt nhưng lại là “con dao hai lưỡi” khiến trẻ thất bại, không có tương lai
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi quá trình trưởng thành của một đứa trẻ. Kết quả cho thấy nếu trẻ ngày càng kém thông minh, phần lớn liên quan đến 3 hành vi của cha mẹ.
Cha mẹ đặt kỳ vọng rất cao vào con cái nhưng trong cuộc sống có một số hành vi, thói quen vô tình đánh cắp chỉ số IQ của con mà họ không hề hay biết.
Nếu cha mẹ có 1 trong những hành vi dưới đây, họ nên thay đổi.
1. Gắn nhãn tiêu cực cho con cái
Gần đây, có một bài phát biểu của một người cha làm xôn xao cư dân mạng. Người cha này nói: “Con trai của tôi đang là học sinh nhưng tôi tin rằng, nó hoàn toàn có thể trở thành trụ cột của đất nước”.
Thoạt nghe câu nói này, nhiều người có thể nghĩ rằng người cha có phần hài hước và quá yêu thương con mình. Tuy nhiên, người cha phân tích một cách rõ ràng về những gì mình nói, không chỉ đơn giản là tự an ủi bản thân.
Ảnh minh họa.
Người cha cho biết, con trai mình rất mạnh mẽ, có EQ cao, mặc dù thành tích học tập không tốt nhưng mọi thứ khác đều rất tuyệt vời. Bài phát hiểu của ông rất ấm áp, đầy sự tự hào về con mình.
Ông liên tục bảo vệ lòng tự trọng của con mình, cũng như thể hiện sự công nhận và động viên đối với con trai. Dù cho con trai có thành tích kém, ông không sử dụng những từ ngữ như “con học dốt” hay “con không thể” để gắn nhãn. Thay vào đó, ông nhìn thấy những ưu điểm của con mình, nhìn thấy con tiến bộ mỗi ngày mới là điều quan trọng nhất.
Trong thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng may mắn có một người cha như vậy.
Làm cho một đứa trẻ tự tin rất khó nhưng khiến nó trở nên tự ti lại dễ vô cùng. Khi cha mẹ gắn nhãn tiêu cực cho con mình, điều đó dần khiến trẻ trở nên tự ti. Dù có làm tốt tới đâu cũng không nhận được sự công nhận từ người thân, trẻ sẽ tuyệt vọng và buông xui tất cả.
2. Hạn chế cho con cái chơi đùa
Trong xã hội ngày nay, có nhiều đứa trẻ liên tục học hành trên trường và đi học thêm cả những ngày cuối tuần. Dù là kỳ nghỉ hè, trẻ cũng không được đi chơi mà bị cha mẹ bắt học nhiều môn khác.
Trong bối cảnh toàn xã hội đổ vào cuộc đua không ngừng, việc chơi đùa và thư giãn trở thành một sự xa xỉ đối với trẻ thành phố.
Cách đây không lâu, có một cậu bé 10 tuổi sống ở Thạch Gia Trang, Trung Quốc đã mất tích trong 12 giờ. Cậu bé không trở về nhà giờ học vẽ vào buổi chiều thứ 7. Người mẹ đã hỏi giáo viên lớp học vẽ và bạn bè của cậu bé nhưng không ai biết tin tức gì.
Khi đó, ngoài trời nhiệt độ -16 độ C, gia đình lo lắng vô cùng, lo sợ cậu bé gặp nạn nên đã nhanh chóng báo cảnh sát. Hơn 200 người từ đội cứu hộ địa phương và những người hàng xóm trong khu phố đã cùng nhau tìm kiếm cậu bé.
Họ đã chịu đựng lạnh giá của đêm dài để tìm kiếm, cuối cùng vào sáng hôm sau lúc 7 giờ, mọi người đã tìm thấy cậu bé. Cậu bé đã co ro trên ban công của một căn hộ trong khu phố bên cạnh, cả người run rẩy. Cậu bé đã được đội cứu hộ đưa nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và may mắn là không có chấn thương nào.
Khi được hỏi về lý do cậu bé bỏ nhà đi, mọi người rất bất ngờ. Cậu bé học rất giỏi nhưng cha mẹ vẫn ép cậu học thêm toán piano, vẽ và nhiều môn học khác, gần như không có thời gian chơi đùa và thư giãn.
Cậu bé thực sự không muốn đối mặt với cha mẹ và áp lực lớn như vậy nên thà chịu đói, chịu lạnh chứ không muốn trở về nhà.
Việc ép trẻ học quá nhiều như vậy hoàn toàn là một điều sai lầm. Trẻ con vốn dĩ ham chơi, khi liên tục ép buộc trẻ học, tước đi thời gian vui chơi, nghỉ ngơi, cuối cùng kết quả sẽ rất tàn khốc.
Chơi đùa không phải là lãng phí thời gian, đó là cách để trẻ khám phá thế giới và nạp lại năng lượng sau những giờ học căng thẳng. Hãy để trẻ em được tự do và thoải mái chơi đùa, điều đó giống như một chất xúc tác trong quá trình lớn lên, khơi dậy tiềm năng vô tận của trẻ.
3. Liên tục gián đoạn con cái học và chơi
Có một người mẹ dạy đứa con trai 6 tuổi học, khuôn mặt rất nghiêm túc. Được biết, cậu bé thường bị cô giáo phàn nàn về tình trạng lơ đễnh, không tập trung trong lớp. Vì thế, mỗi ngày người mẹ luôn túc trực bên cạnh kèm con học bài. Dù bài tập chỉ mất 30 phút hoàn thành nhưng cậu bé mất tới 2 tiếng.
Điều đáng nói là trong quá trình học, người mẹ liên tục nhắc nhở “con ngẩng đầu cao lên”, “con cầm bút kiểu gì che hết chữ rồi”, “câu đó con chưa làm đúng, kiểm tra lại đi”, “sao con viết chữ cẩu thả thế”…
Dù đứa trẻ có làm gì, người mẹ gần như cứ 5 phút lại làm gián đoạn việc học của con 1 lần. Điều này khiến cho cậu bé rất khó chịu và không thể tập trung làm bài tập.
Trên thực tế, muốn nuôi dưỡng khả năng tập trung của trẻ, hãy để chúng làm việc của mình. Khi trẻ học hoặc chơi, cha mẹ không nên can thiệp hay gián đoạn con thường xuyên. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến việc khám phá sự hứng thú của trẻ, mà còn phá hủy sự tập trung.
Khi chơi, cha mẹ đừng quan tâm đến việc trẻ “khát nước”, “đói bụng” hay “lạnh không”. Khi học, đừng nhắc nhở trẻ “làm sai bài” hoặc “viết sai chữ”. Bảo vệ khả năng tập trung của trẻ, xây dựng một thói quen tốt, có thể mang lại lợi ích cho trẻ suốt đời.