3 cách dễ dàng kìm chế cơn tức giận của cha mẹ khi con cái mắc lỗi

9 mins read
3 cách dễ dàng kìm chế cơn tức giận của cha mẹ khi con cái mắc lỗi

3 cách dễ dàng kìm chế cơn tức giận của cha mẹ khi con cái mắc lỗi

Phan Hằng, Theo Phụ nữ số 16:19 23/01/2024

Cha mẹ nóng nảy với con cái không phải là điều quá xa lạ nhưng cần phải biết kiểm soát để tránh gây ra những tổn thương tâm lý cho con.

  • Cha mẹ nóng giận đến mấy cũng phải bấm bụng, đừng buột miệng nói 4 câu này với con, nếu không muốn về sau sống trong ân hận!
  • 10 câu nói cha mẹ thường nói với con khi nóng giận mà không hề biết rằng đó chính là những “nhát dao” cứa vào tâm hồn của trẻ khiến chúng tổn thương sâu sắc
  • 3 câu nói buột miệng của cha mẹ trong lúc nóng giận vô tình tổn thương tinh thần con trẻ: Không phải lúc nào cũng “lời nói gió bay”, bát nước đổ đi không thể lấy lại

Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ đôi lúc rất dễ mất bình tĩnh trước những rắc rối của con gây ra. Việc thiếu hiểu biết và nghịch ngợm của trẻ dễ dàng khơi dậy tính nóng nảy của cha mẹ.

Trẻ em sinh ra giống như một tờ giấy trắng nhưng khi lớn lên tính cách lại rất khác nhau. Điều này không thể phủ nhận yếu tố bẩm sinh nhưng môi trường sống của trẻ cũng tác động không nhỏ.

Ví dụ, nếu trẻ sống trong một gia đình có cha mẹ thường xuyên đánh nhau, phần lớn trẻ sẽ là người hướng nội, rụt rè, sợ hãi, bạo lực. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình hòa thuận, cha mẹ yêu thương nhau, con cái thường hướng ngoại, sôi nổi, vui vẻ.

3 cách dễ dàng kìm chế cơn tức giận của cha mẹ khi con cái mắc lỗi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trên thực tế, trẻ hướng ngoại có cơ hội thành công cao hơn trẻ hướng nội, dù trong học tập, công việc hay giao tiếp. Việc cha mẹ dễ mất bình tĩnh cũng ảnh hưởng tiêu cực tới con cái. Khi cha mẹ tức giận, trẻ thường khóc và im lặng, những biểu hiện này đều là dấu hiệu của sự sợ hãi.

Vì vậy, nếu bạn là người thường xuyên mất bình tĩnh, dễ nổi nóng với con cái, cần phải học cách kìm chế tính nóng nảy của mình. Trong trường hợp không thể kiềm chế có thể thử 3 phương pháp dưới đây.

1. Bỏ đi khi đang tức giận

Khi dạy dỗ con, nhiều cha mẹ nóng nảy thường đánh đòn con thay vì dùng lời nói. Sau khi cơn giận nguôi ngoai, họ cảm thấy hối hận nhưng lúc đó những vết thương lòng đã hằn sâu vào tâm trí trẻ. Dần dần trẻ trở nên rụt rè, không muốn gần gũi với cha mẹ nữa.

Trẻ con nghịch ngợm, không nghe lời là điều bình thường. Trẻ không phải là con rối, trẻ có suy nghĩ riêng nên không phải lúc nào cũng nghe theo mọi điều cha mẹ bảo làm.

Vì vậy, khi cha mẹ tức giận con quá mức, không thể chịu đựng được, tốt nhất nên tạm thời bỏ đi chỗ khác làm việc gì đó như gọi điện trút giận, dùng điện thoại, đi dạo… Khi cha mẹ bình tĩnh trở lại thì mới nói chuyện với con, điều đó sẽ hiệu quả hơn là la mắng.

2. Hiểu cho hoàn cảnh của con

Có một cô bé 5 tuổi thường thức dậy lúc nửa đêm và khóc lớn. Dù người mẹ có dỗ dành thế nào thì cô bé vẫn không nín khóc. Quá tức giận, người mẹ không chịu nổi nữa nên vừa mắng vừa đánh vào mông con. Cô bé quá sợ hãi nên bắt đầu nằm sấp để ngủ.

Trên thực tế đây là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Trẻ khóc lúc nửa đêm gây ồn ào làm mất giấc ngủ của cả nhà, hành vi bất thường này xảy ra nhiều ở trẻ trên 3 tuổi. Khi đối mặt với điều này, cha mẹ nên tìm hiểu vì sao trẻ khóc, chúng không khỏe hay đang có nhu cầu gì. Sau khi hiểu được tình hình, cha mẹ sẽ xử lý ổn thỏa mọi thứ.

3 cách dễ dàng kìm chế cơn tức giận của cha mẹ khi con cái mắc lỗi - Ảnh 2.

3. Nói lời xin lỗi con sau khi mất bình tĩnh

Sau khi mất bình tĩnh với con, điều tốt nhất cha mẹ nên làm là xin lỗi con. Hành động của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính cách của con sau này.

Một số người cho biết rằng, họ rất sợ mẹ mình vì có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc. Khi không vâng lời, mẹ của họ rất tức giận và biến thành một người khác. Quá ám ảnh về quyền uy của mẹ, họ trở nên rụt rè và rất nhạy cảm với người khác. Sau này khi học và sống xa nhà, họ sống rất hướng nội và không muốn liên lạc về gia đình.

Cách biểu thị tình yêu của người mẹ dành cho con ở mỗi người khác nhau. Không phải ai cũng hiểu được “thương cho roi cho vọt”. Đối với trẻ nhỏ, việc bị mẹ thường xuyên mắng và đánh đòn khiến chúng nghĩ rằng mẹ không thương mình. Sau này khi lớn lên, trải qua nhiều chuyện họ mới nhận ra mẹ yêu thương mình theo một cách rất khác, không dịu dàng trìu mến như người ta.

Khi con còn nhỏ, nếu lỡ mất bình tĩnh, tức giận với con mình, bạn phải học cách xin lỗi con sau đó, giải thích cho con hiểu mình vẫn yêu thương con và lý do tại sao lại tức giận. Khi con hiểu được, chúng có thể sẽ tha thứ và gần gũi với mẹ hơn.

  • Bài học dạy con
  • dạy con
  • Nuôi dạy trẻ

Latest from Blog