Khi đưa con tới nơi công cộng, nếu làm được điều này, bạn sẽ được xem là bậc cha mẹ trí tuệ: Rất nhiều phụ huynh bỏ qua
Một hành động nhỏ nhưng cho thấy bạn là bậc cha mẹ thông thái.
- Hồ Ngọc Hà chia sẻ hình ảnh mới của Lisa và Leon, cư dân mạng liền bình luận: Siêu thích cách dạy con của chị
- “Nam Tào” thay thế Xuân Bắc có con gái mới 7 tuổi đã gây sốt: Tiết lộ 1 câu biết ngay dạy con quá khéo
- Con gái hốt hoảng: Mẹ ơi, con sắp chết – Bà mẹ kiểm tra rồi hối hận vì đã bỏ qua 1 điều quan trọng khi dạy con
Một phụ huynh mới đây kể: “Hôm trước, bạn bè chúng tôi tụ tập ăn tất niên cuối năm. Có đứa trẻ vừa tan học được dẫn vào phòng ăn. Trước khi ăn, đứa trẻ lấy sách bài tập về nhà ra và làm bài. Người mẹ ở một bên nhìn, đột nhiên hét lên: ‘Sao ngốc thế? Đổi ‘cộng’ thành ‘nhân’ đi! Học hành đã không ra gì còn thích ra vẻ’. Những người khác đang trò chuyện tại bàn ăn lập tức im lặng, chuyển sự chú ý sang hai mẹ con. Không khí bỗng dưng chùng xuống. Đứa trẻ ngượng chín mặt, cùi gằm xuống đất”.
Có một cô bé 7 tuổi đang cùng mẹ đi dạo trên phố thì bị cuốn hút bởi một chiếc kẹp tóc màu hồng nạm đá rất đẹp và xin mẹ mua cho. Sau khi đứa trẻ vui vẻ cài chiếc kẹp tóc mới về nhà, tình cờ có vài người họ hàng đến thăm. Người cha vốn đã khó chịu với việc vợ thường xuyên “mua ngẫu nhiên” đồ cho con, hơn nữa, anh cảm thấy việc con mình xinh đẹp ở độ tuổi còn nhỏ như vậy là không phù hợp nên đã buông lời chê bai.
Đứa trẻ xấu hổ nhìn những người thân khác, mặt lập tức đỏ bừng, lao tới đánh cha mình…
Khi nhà có khách hoặc khi gia đình tụ tập gặp gỡ giao lưu ở những nơi đông người trẻ thường có xu hướng muốn “thể hiện” mình, và đó là một biểu hiện tâm lí rất bình thường của con trẻ mà cha mẹ cần hiểu.
Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường có thói quen mắng con ngay trước mặt khách, đặc biệt là trong những dịp lễ, Tết có đông đủ rất nhiều người khi trẻ lỡ làm hành động nào đó trái ý của bố mẹ. Đôi khi ngay cả chính bản thân bố mẹ cũng chưa nhận thức hết được tác hại của những lời quát mắng, giáo huấn ngay lúc đó lên con trẻ.
Ở phía phụ huynh, họ mắng con trước mặt khách khứa có thể vì muốn uốn nắn con ngay lúc con làm sai để con nhớ lần sau không phạm lỗi nữa; Hoặc cũng có khi muốn thể hiện cho bạn bè (khách) thấy rằng mình là bậc cha mẹ nghiêm khắc với con cái, dạy dỗ con cái đến nơi đến chốn; hoặc đôi khi cố để thanh minh cho mọi người thấy rằng: “Thường ngày nó ngoan lắm, không hiểu sao có khách nó lại như thế đấy”.
Một bậc cha mẹ thông thái sẽ biết giữ lòng tự trọng cho con, tránh trách mắng con nơi đông người.
Cha mẹ đừng coi thường lòng tự trọng của con
So với người lớn, tâm trí của trẻ em tinh tế và nhạy cảm hơn. Khi cảm thấy lòng tự trọng của mình bị tổn thương, chúng có thể trở nên tức giận, buồn bã hoặc thậm chí thu mình và thụ động. Nhất là đối với những trẻ đã lớn, đã biết nhận thức về bản thân hay bắt đầu độc lập trong suy nghĩ thì việc bị ba mẹ mắng trước mặt người khác không chỉ khiến trẻ xấu hổ, mà còn làm trẻ trở nên cứng đầu hơn muốn phản kháng lại cha mẹ, thành ra cha mẹ càng nói trẻ lại càng làm ngược lại.
Nhà tâm lý học Martin Seliman có một nghiên cứu kinh điển. Các nhà nghiên cứu đặt một con chó vào buồng nhiễm điện. Lúc đầu, con chó nhảy lên, sủa và đập mạnh vào hộp như điên, cố gắng trốn thoát một cách tuyệt vọng. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó không những không giúp trốn thoát thành công mà các nhà nghiên cứu còn bổ sung thêm một sợi dây – con chó được buộc trong hộp. Sau khi vật lộn một lần nữa, nó nhận ra rằng chẳng có tác dụng gì và bỏ cuộc.
Tình huống này rất giống với một gia đình đang nuôi con. Lúc đầu, trẻ có thể làm mọi việc với sự nhiệt tình và thích thú. Tuy nhiên, khi trẻ liên tục bị thực tế va chạm hoặc thường xuyên bị cha mẹ chế giễu, trẻ sẽ cảm thấy nỗ lực của mình không những vô ích mà còn mang đến sự thất vọng, tức giận hay buồn bã. Dần dần, chúng có thể ngừng hành động và thụ động làm theo sự sắp xếp. “Dù sao thì cũng tốt là mình không bị thương hay bị đánh nữa” – Trẻ con thường nghĩ như vậy.
Cha mẹ tốt không mù quáng phớt lờ lòng tự trọng của con cái mà chân thành tôn trọng con cái. Khi một gia đình chân thành tôn trọng con cái, đằng sau đó là sự đồng cảm của cha mẹ hoặc những người chăm sóc khác tại nơi làm việc. Khi cha mẹ có sự đồng cảm với con cái, họ có thể thực sự quan tâm đến cảm xúc của con mình. Lúc này, con cái không chỉ tự tin mà còn tràn đầy sự đồng cảm.
Nếu ở nơi đông người bạn luôn để ý đến cảm xúc của con, con cái có sai ở ngoài đường cũng về nhà dạy dỗ, nhất là khi con trẻ đã đến tuổi có ý thức về lòng tự trọng thì bạn chính là bậc cha mẹ điểm 10.
Tất nhiên, dù dạy con ở nơi chỉ có hai mẹ con hay hai bố con, cũng không được chì chiết con bằng những lời nặng nề. Con cái cần được cha mẹ tôn trọng ngay cả khi mắc lỗi lầm. Đó không chỉ là giáo dục đúng cách, mà còn là lối ứng xử văn minh của bậc làm cha làm mẹ đối với con mình.