Bà ngoại lì xì cháu 10 triệu, trong khi bà nội chỉ cho 1 …

7 mins read
Bà ngoại lì xì cháu 10 triệu, trong khi bà nội chỉ cho 1 …

Bà ngoại lì xì cháu 10 triệu, trong khi bà nội chỉ cho 1 triệu: Ông bố đang muối mặt, nghe vợ giải thích liền vỡ lẽ

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ mới 16:31 11/02/2024

Chia sẻ

Nhìn hai phong bao lì xì có sự chênh lệch số tiền quá lớn, ông bố không khỏi cảm thấy mất mặt, sợ bị gia đình ngoại chê cười.

  • Lì xì cho trẻ tưởng đơn giản nhưng nếu không lưu ý 5 điều sau, bạn dễ bị nói thiếu tinh tế
  • Phát hiện mất một phong bao lì xì, cách ứng xử của cô con gái sau đó khiến bà mẹ Hà Nội bị “đơ” một lúc vì khó xử
  • Được lì xì 200k, con trai nói một câu ngay trước mặt khách khiến bố mẹ ngượng chín mặt

Trong dịp Tết Nguyên đán, những người lớn tuổi sẽ lì xì cho các em nhỏ để thể hiện sự chúc phúc mạnh khỏe, vui vẻ, học tập giỏi giang trong năm mới. Về số tiền đương nhiên sẽ thay đổi tùy theo từng vùng miền và phong tục tập quán hay mối quan hệ thân – sơ. Tuy nhiên, đôi khi “độ dày” của phong bì cũng khiến người trong cuộc nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, khiến việc lì xì ngày Tết mất đi 1 phần ý nghĩa.

Mới đây, một câu chuyện về mâu thuẫn tiền lì xì của gia đình một bà mẹ tên Tiểu Li (Trung Quốc) thu hút sự chú ý. Theo đó, nhân dịp Tết nguyên đán, hai vợ chồng chị đưa con trai mới 7 tháng tuổi về thăm ông bà nội ngoại.

Bà nội nhìn thấy đứa cháu đáng yêu, cười rạng rỡ, lập tức lấy ra 300 tệ (khoảng 1 triệu đồng) lì xì cùng lời chúc phúc, không khí rất đầm ấm. Nhưng đến khi qua nhà bà ngoại, bà lại đưa cho bé một phong bì dày màu đỏ, bên trong có tới 3.000 nhân dân tệ. Chưa kịp vui mừng, người bố đã thấy “nóng mặt” khi so sánh số tiền mừng tuổi hai bên. Nếu chuyện này lan ra, gia đình anh sẽ muối mặt biết bao.

Bà ngoại lì xì cháu 10 triệu, trong khi bà nội chỉ cho 1 triệu: Ông bố đang muối mặt, nghe vợ giải thích liền vỡ lẽ - Ảnh 1.

Tiểu Li nhìn thấy vẻ mặt buồn bã của chồng, trong lòng rất khó hiểu. Vừa rồi mọi người đều rất vui vẻ, tại sao đột nhiên lại trở nên khó chịu như vậy? Nghe vợ hỏi, người chồng do dự một lúc trước khi bày tỏ sự lo lắng của mình. Tiểu Li không khỏi cười lớn: “Việc này không cần cân nhắc, phong tục hai nhà khác nhau”.

Sau này, qua lời giải thích của vợ, người chồng mới biết được, gia đình Tiểu Hi có tục lệ “tặng một phong bao lì xì lớn trong lần đầu tiên” cho đứa cháu sau khi ra đời, nếu không sẽ vi phạm nội quy. Người chồng nhẹ nhõm hơn khi biết được sự thật.

Nên chú ý về ý nghĩa hơn là số lượng

Nhiều người cho rằng, họ hiểu cảm xúc của người chồng. Tuy nhiên, việc tùy hoàn cảnh gia đình mà bên ngoại bên nội có thể lì xì số tiền chênh lệch nhau, đây là điều bình thường, không có gì đến nỗi mất mặt. Hơn nữa, trong dịp Tết Nguyên Đán, tiền lì xì nên tập trung vào ý nghĩa hơn là số lượng. Những tờ tiền lì xì không chỉ giúp trẻ xua đuổi tà ma mà còn chứa đựng nhiều lời chúc tốt đẹp hơn, biểu tượng cho sự quan tâm chăm sóc của người lớn đối với các em.

Nói cách khác, số tiền trong mỗi bao lì xì, ít hay nhiều không quan trọng, bởi chúng đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm tốt đẹp và sung túc. Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở mệnh giá tiền bao nhiêu, mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm, cũng như tâm ý của người trao tới người được nhận.

Đừng đặt ham muốn vật chất vào những phong bao lì xì để cả người trao và người nhận không bị áp lực trước giá trị của đồng tiền. Tết đoàn viên đã là trọn vẹn rồi.

  • dạy con
  • bậc cha mẹ
  • cha mẹ thông thái
  • lì xì

Latest from Blog