9 xu hướng làm việc có khả năng “lên ngôi” trong năm 2024: Theo chia sẻ của chuyên gia khắp thế giới!
Những xu hướng việc làm này sẽ tác động như thế nào đến thị trường lao động vào năm 2024?
- Cựu COO startup AI gọi vốn hơn 10 triệu đô tại Silicon Valley: “Vượt qua vòng AI, hồ sơ của bạn mới có cơ hội tiếp cận nhà tuyển dụng”
- Cựu lãnh đạo tuyển dụng tại Amazon, Meta và Google: Đây là lý do số 1 khiến bạn thất bại khi đi xin việc, cần tránh ngay!
- Thêm 3 chữ gì vào giữa câu “Anh hận em” khiến người ta đau lòng nhất? Đáp án của chàng trai khiến nhà tuyển dụng lặng người
Theo businessbecause, chúng ta bước vào năm 2024 với làn sóng bất ổn kinh tế và biến động công nghệ. Hậu Covid-19, nền kinh tế toàn cầu gặp không ít khó khăn, thậm chí gây ra làn sóng sa thải càn quét nhiều ngành vào năm 2023. Tuy nhiên, nhìn lại năm 2023 vừa qua, chúng ta cũng thấy nhiều khác biệt đáng kể so với một năm trước, khi ChatGPT bắt đầu xuất hiện.
Cuộc cách mạng công nghệ được dự đoán sẽ định hình lên tương lai của doanh nghiệp và nơi làm việc. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng khí hậu cũng tác động không nhỏ đến chính sách của các doanh nghiệp khi họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nền kinh tế xanh.
Vậy tất cả những điều này sẽ tác động như thế nào đến thị trường lao động vào năm 2024? Tờ businessbecause lấy ý kiến của các giám đốc dịch vụ nghề nghiệp tại các trường kinh doanh toàn cầu, từ đó dự đoán về những xu hướng việc làm của họ trong năm mới.
1. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa sẽ là chìa khóa trong quá trình tuyển dụng
Các quy trình tự động hóa và AI đã được tích hợp vào quy trình tuyển dụng nhân tài những năm gần đây và quá trình này được dự đoán sẽ tiếp tục và phát triển vào năm 2024. Việc sàng lọc CV, tìm kiếm ứng viên và phỏng vấn ứng viên sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ, dẫn đến giảm chi phí trong quá trình “săn đầu người”.
Quy trình tuyển dụng có thể được cải thiện hơn nữa thông qua chatbot và người liên hệ ảo. Phân tích dữ liệu, dữ liệu lớn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hơn nữa quy trình tuyển dụng và hỗ trợ các quyết định nhân sự thông qua việc xác định nhân tài cũng như sự phù hợp của họ với văn hóa công ty.
– Theo chia sẻ của Maren Kaus giám đốc dịch vụ nghề nghiệp, Trường Quản lý và Tài chính Frankfurt.
2. Tích hợp AI vào nơi làm việc đồng nghĩa bạn cần tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng mềm
Khi việc tự động hóa các khía cạnh kỹ thuật của công việc ngày càng trở nên phổ biến – chẳng hạn như mã hóa, nghiên cứu hoặc quản lý dữ liệu – thì khả năng tận dụng các kỹ năng mềm cho các đầu việc cần sự can thiệp của con người cũng trở nên quan trọng. Vì lý do này, vào năm 2024, chúng ta sẽ chứng kiến các tổ chức tăng cường đầu tư vào việc phát triển kỹ năng và tố chất lãnh đạo, khả năng sáng tạo, tính tò mò, EQ, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề… giữa các cá nhân và khả năng lãnh đạo bằng tư duy.
– Theo chia sẻ của Cerise Walters, người đứng đầu bộ phận tuyển dụng, Trường Kinh doanh Sheffield (Anh)
3. Kỹ năng sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với nhà tuyển dụng
Với tỷ lệ người tìm việc ngày càng tăng, điều quan trọng hơn bao giờ hết là sinh viên phải nêu bật những kỹ năng mà họ đã trau dồi được để “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng, nhưng lưu ý rằng những kỹ năng đấy phải là những điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Tư duy phân tích và sáng tạo – kỹ năng đứng đầu trong danh sách những kỹ năng được trọng dụng trọng theo nhiều báo cáo (bao gồm “Tương lai việc làm năm 2023” của WEF và “Kỹ năng tương lai cho nơi làm việc” của Indeed).
– Theo chia sẻ của Lisa Umenyiora – giám đốc điều hành sự nghiệp và đời sống sinh viên, Trường Kinh doanh Đại học Imperial (Anh).
4. Sự phát triển về công nghệ và tính bền vững sẽ thúc đẩy tăng trưởng việc làm
Các lĩnh vực như công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, máy móc và an ninh mạng, dự kiến sẽ tiếp tục nở rộ. Thực tế, những ngành này đang bùng nổ do sự phụ thuộc ngày càng tăng vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, nhu cầu phân tích dữ liệu và các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, chăm sóc sức khỏe và thương mại kỹ thuật số cũng có khả năng phát triển, do quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra và sự tập trung của thế giới vào tính bền vững và nâng cao sức khỏe.
– Theo chia sẻ của Patrícia Teixeira Lopes – Phó hiệu trưởng và Giám đốc dịch vụ nghề nghiệp, Trường Kinh doanh Porto (Bồ Đào Nha)
5. Các vấn đề về địa chính trị và kinh tế sẽ ảnh hưởng đến một số ngành nhất định
Vận chuyển, logistics và thương mại điện tử có thể sẽ chững lại do các yếu tố như xung đột địa chính trị và trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu. Cụ thể, chúng ta đang chứng kiến các vấn đề về giao thông vận tải trong các tuyến đường toàn cầu ở kênh đào Suez và Panama.
Ngoài ra, các lĩnh vực vốn cổ phần tư nhân và vốn mạo hiểm sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất bởi nó có thể vẫn tăng cao trong một khoảng thời gian nào đấy.
– Theo chia sẻ của Henry Yeo, trưởng phòng dịch vụ nghề nghiệp sau đại học, Đại học Quản lý Singapore (Singapore)
6. Kế hoạch tuyển dụng ở một số ngành trọng điểm có thể thay đổi
Nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ đã điều chỉnh trong thời gian qua. Ngoài ra, lĩnh vực tư vấn cũng không phải ngoại lệ, do lượng tuyển dụng cao sau Covid-19 để giải quyết các kế hoạch chuyển đổi của các công ty.
Nói như vậy, chúng ta đang ở trong một thế giới VUCA (volatile – không ổn định, uncertain – không chắc chắn, complex – phức tạp, ambiguous – mơ hồ) và sinh viên nên nhận thức được thị trường việc làm đang thay đổi nhanh chóng. Kỹ năng mềm rất quan trọng để đối mặt với những biến động này và đây là tiêu chí tuyển dụng chính của nhà tuyển dụng. Thế hệ lao động trẻ thường không nhận thức được điều đó, đặc biệt việc phát triển kỹ năng mềm sẽ trở thành trọng tâm chính của sinh viên và các trường kinh doanh trong vài năm tới.
– Theo chia sẻ của Caroline Serry, giám đốc trung tâm nghề nghiệp, Trường Quản lý ESSCA (Pháp)
7. Đổi mới công nghệ sẽ tập trung vào việc đào tạo lại và nâng cao kỹ năng
Việc đào tạo lại và nâng cao kỹ năng sẽ rất cần thiết vào năm 2024 khi tự động hóa, AI và máy móc có xu hướng thay thế nhiều công việc. Chính những nhu cầu này sẽ thúc đẩy ngành giáo dục hướng tới dạy các kỹ năng học tập suốt đời, các khóa học ngắn hạn, không cấp bằng và nhiều cơ hội học tập kết hợp hơn cho người lao động.
– Theo chia sẻ của Dibyendu Bose – Phó giám đốc chiến lược, đổi mới và tác động, Trường Quản lý Sasin (Thái Lan).
8. Làm việc kết hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích
Năm 2023 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các công việc online, công việc kết hợp cả online lẫn offline. Năm 2024, với các lựa chọn làm việc từ xa, sinh viên sẽ dễ dàng tìm kiếm việc làm trên toàn quốc, thậm chí toàn cầu rồi sau đó lựa chọn làm việc từ xa.
– Theo chia sẻ của Katharine Boshkoff, phó chủ tịch toàn cầu về nghề nghiệp và việc làm, Trường Kinh doanh Quốc tế Hult
9. Chúng ta sẽ làm việc ít hơn!
Xu hướng mà chúng ta đang hướng tới là làm việc với thời gian ít và linh hoạt hơn. Chúng ta sẽ ít phải có mặt tại nơi làm việc nhưng sẽ có nhiều tương tác và làm việc theo cách phù hợp hơn.
Mục tiêu cuối cùng mà nhiều người hướng tới là mô hình làm việc kết hợp. Xu hướng tuần làm việc 4 ngày đang được triển khai ở ngày càng nhiều nơi. Đây là minh chứng cho thấy các công ty đang thay đổi và họ coi phúc lợi và năng suất của nhân viên là ưu tiên hàng đầu.
– Theo chia sẻ của Brigitte Pérez Morey – Người đứng đầu dịch vụ nghề nghiệp, Trường Quản lý UPF Barcelona (Tây Ban Nha).
Theo businessbecause