Thủy đậu ở trẻ: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

7 mins read
Thủy đậu ở trẻ: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay các ca bệnh thủy đậu ở trẻ tăng nhanh so với mọi năm. Trong đó, chủ yếu là thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Những năm trước, các ca bệnh thủy đậu ở trẻ rải rác quanh năm.

Thủy đậu là bệnh dễ lây và trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, phần lớn là trẻ ở lứa tuổi từ 1-10. 

Vì sao bị thủy đậu, nguyên nhân gây thuỷ đậu

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Loại virus này có khả năng lây truyền thông qua da hoặc qua đường hô hấp. Thường thủy đậu chỉ mắc một lần trong đời. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, nhưng cũng có không ít người lớn mắc thủy đậu.

Bệnh thủy đậu có lây không?

Thủy đậu lây qua đường nào? Thủy đậu ở trẻ là một bệnh rất dễ lây từ người sang người và có thể thành dịch bệnh ở nhà trẻ, trường học. Khi một người mang siêu vi thủy đậu nói, ho, hắt hơi, chảy nước mũi… siêu vi sẽ theo nước bọt, dịch tiết ra ngoài và tồn tại trong không khí. Người khác hít phải siêu vi đó sẽ nhiễm bệnh.

Bệnh thuỷ đậu ở trẻ rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, thủy đậu còn có thể lây truyền qua một số trường hợp như:

– Tiếp xúc trực tiếp với virus (thông qua tổn thương trên da)

– Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc với quần áo, ga trải giường có chất dịch từ miệng hay mũi của người nhiễm bệnh.

– Nếu phụ nữ mang thai mắc thủy đậu, trẻ sinh ra sẽ mang mầm bệnh khi có điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ phát triển.

Chuyên gia nhi khuyến cáo cách chăm sóc thủy đậu ở trẻ  - Ảnh 1.

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây nhiễm qua nước bọt hoặc qua tiếp xúc trực tiếp da.

Giai đoạn lây của thủy đậu ở trẻ như sau:

– Trong khoảng 1-2 ngày, thủy đậu có thể lây từ người bệnh sang người lành. Từ lúc tiếp xúc với người nhiễm bệnh đến lúc phát ra bệnh (thời gian ủ bệnh) rơi vào khoảng 2-3 tuần. Trong khoảng thời gian ủ bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng nào.

– Giai đoạn khởi phát. Sau thời gian ủ bệnh từ khoảng 10-21 ngày, bệnh sẽ biểu hiện ra ngoài. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 1-2 ngày. Trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ. Những biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường.

– Giai đoạn toàn phát. Lúc này trẻ có dấu hiệu sốt, có mụn nước trên da. Sau khoảng 3-4 ngày triệu chứng giảm dần. Trẻ giảm sốt, mụn nước không mọc nữa, tiếp đến các mụn nước tự vỡ ra. Trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn. 

Biến chứng của thủy đậu nguy hiểm thế nào?

Mặc dù là một bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách bệnh thủy đậu ở trẻ có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu ở trẻ xuất phát từ việc vệ sinh không tốt. Từ đó, gây nhiễm trùng toàn thân như: nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi.

Cách chữa thủy đậu ở trẻ 

Bệnh thủy đậu ở trẻ không có điều trị đặc hiệu trừ một số trường hợp đặc biệt như mắc thủy đậu trên bệnh nhân ung thư hoặc bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Các trường hợp này sẽ dùng thuốc kháng virus đường tiêm tĩnh mạch.

Đối với các bệnh nhi khỏe mạnh, khi mắc thủy đậu sẽ điều trị theo triệu chứng. Chủ yếu bệnh nhi sẽ dùng thuốc hạ sốt là chính.

Ngoài ra khi chăm sóc thủy đậu ở trẻ, vệ sinh bề mặt da là quan trọng nhất. Phụ huynh cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ và lưu ý không để trẻ cậy các bề mặt mụn nước. Nếu cậy mụn nước dễ gây bội nhiễm và để lại sẹo.

Chuyên gia nhi khuyến cáo cách chăm sóc thủy đậu ở trẻ  - Ảnh 2.

Nếu không điều trị đúng cách thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Sau khi tắm và lau khô có thể sử dụng một số thuốc sát trùng thông dụng như xanh methylene, betadine.

Trong một số trường hợp trẻ ngứa thì dùng thuốc histamin. Tuy nhiên nếu trẻ được vệ sinh kỹ, không cậy các mụn nước thông thường bệnh thủy đậu sẽ khỏi trong vòng từ 3-5 ngày.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc thủy đậu tại nhà

Cha mẹ khi chăm sóc trẻ mắc thủy đậu tại nhà cần lưu ý các triệu chứng như:

– Sốt cao liên tục không hạ được nhiệt độ

– Lơ mơ, mệt mỏi, co giật, hôn mê …

Lúc này cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Khi trẻ đã mắc bệnh, cha mẹ cần:

– Cách ly trẻ khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh.

– Cho trẻ sử dụng các đồ dùng sinh hoạt cá nhân riêng như khăn mặt, khăn tắm, bát, cốc….

– Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý

– Khi cần tiếp xúc với trẻ mang bệnh cần phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Lưu ý, những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với trẻ đang mắc thủy đậu.

– Vệ sinh môi trường sinh hoạt cho trẻ: vệ sinh bề mặt tiếp xúc của trẻ (bàn ghế,d dồ chơi…) bằng dung dịch Cloramin B rồi lau lại bằng nước sạch.

Thủy đậu rất dễ lây lan và trở thành dịch, vì vậy việc phòng ngừa thủy đậu rất quan trọng. Để chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ, cha mẹ cần cho trẻ tiêm vaccine đúng và đủ liều.

TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo cách chăm sóc trẻ mắc thủy đậu. 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog