Bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ lộ trình chi tiết cho con ôn thi tiếng Anh …

12 mins read
Bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ lộ trình chi tiết cho con ôn thi tiếng Anh …

Bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ lộ trình chi tiết cho con ôn thi tiếng Anh vào lớp 6 chất lượng cao

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ số 17:50 20/07/2023

Chị Hải chia sẻ về lộ trình bố mẹ nên áp dụng nếu muốn con thi vào lớp 6 CLC từ kinh nghiệm cá nhân của mình.

  • Con trai 16 tuổi bỗng dưng đòi đi du học, bà mẹ có cách ứng xử đáng khen
  • Nghỉ việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm, về nhà làm một bà mẹ toàn thời gian: Bỏ đi tiền tài, danh vọng để về dạy con là quyết định sáng suốt nhất đời tôi!
  • Bà mẹ mắng nhiếc nhân viên vì ngăn con mình phá hàng trong siêu thị

Chị Thu Hải (Hà Nội) là Thạc sĩ về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, đồng thời có con năm nay vừa thi đỗ vào một trường THCS chất lượng cao (CLC) ở thủ đô. Bà mẹ này cho rằng, với điểm chuẩn cao, một trong những điều quan trọng bố mẹ cần định hướng cho con đó là phải đầu tư đều cả ba môn. Bản thân chị không biết nhiều Toán, Văn, nhưng là giáo viên tiếng Anh nên chị tự lên lộ trình và đồng hành cùng con.

Chị Hải chia sẻ về lộ trình bố mẹ nên áp dụng nếu muốn con thi vào lớp 6 CLC từ kinh nghiệm cá nhân của mình. Thực tế, mỗi bạn nhỏ là một cá thể riêng biệt phát triển khác nhau, tính cách và thế mạnh cũng khác nhau nên bố mẹ cũng cần chọn lọc và áp dụng sao phương pháp đồng hành sao cho phù hợp.

Bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ lộ trình chi tiết cho con ôn thi tiếng Anh vào lớp 6 chất lượng cao - Ảnh 1.

Con chị Hải năm nay thi đỗ vào một trường THCS chất lượng cao.

Bài thi các trường CLC thường đánh giá khá toàn diện khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Do vậy, để làm tốt bài thi, các con cần chuẩn bị kiến thức nền tảng tốt, đồng thời phải được rèn luyện làm đề chuyên sâu để làm quen và tiếp cận gần nhất với bài thi. Nhìn chung, các con chỉ cần học ngữ pháp ở mức độ cơ bản, nhưng phải học nâng cao từ vựng và kĩ năng đọc hiểu.

Lộ trình học tiếng Anh

Từ 3-5 tuổi hoặc nhỏ hơn: Bố mẹ cho các con học tiếng Anh tự nhiên. Quy trình áp dụng chuẩn là Nghe rồi Nói rồi Đọc rồi Viết. Đó là cách tiếp nhận ngôn ngữ thông thường của một đứa trẻ. Cho con nghe thật nhiều bằng tiếng Anh.

Nếu không biết tiếng Anh thì có thể cho các con nghe nhạc, nghe truyện tiếng Anh trong khi con chơi đồ chơi. Nói chung tạo không gian có nhiều ngôn ngữ này phát ra nhất có thể. Cùng với đó, có thể cho con bắt chước nói lại theo băng với những từ/câu đơn giản để kích thích phản xạ nói.

Từ 5 tuổi: Con có thể bắt đầu học nhận diện mặt chữ kèm với việc vẫn nghe tiếng Anh đều đặn. Các mẹ có thể cho các con nghe truyện, việc này kích thích các con hiểu ngôn ngữ trong ngữ cảnh và sau này biến thành phản xạ nói cả câu dài có nghĩa. Tầm này các bạn có thể học Phonics (ngữ âm) và bắt đầu kể chuyện tiếng Anh.

Từ lớp 1 – 2: Vẫn tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng Nghe – Nói, kèm với đó cho con làm quen mặt chữ thông qua việc kể chuyện, nghe chuyện. Hạn chế việc dạy con từ đơn lẻ vì nó sẽ hạn chế phản xạ giao tiếp tại thời điểm này của con.

Từ lớp 3: Vẫn tiếp tục Nghe – Nói song song, nhưng bắt đầu cho con làm quen với ngữ pháp đơn giản. Áp dụng để viết câu đơn giản. Chú ý khơi gợi cho con ý tưởng viết và bước đầu quan tâm tới việc con phải viết đúng ngữ pháp. Tại thời điểm này, ngữ pháp chỉ nên là công cụ để con viết và nói, chưa nên là phần nặng như khi con ôn thi.

Từ lớp 4: Lúc này tùy từng nhu cầu gia đình. Có gia đình muốn con duy trì tiếng Anh như là một ngôn ngữ để giao tiếp, hiểu biết thì có thể tiếp tục chương trình như lớp 3 nhưng nâng cao ngữ liệu lên một chút.

Lớp 4 là thời điểm tốt nhất để con bắt đầu tập trung ôn thi. Ở các lớp dưới nếu theo đúng lộ trình các con đã được bồi dưỡng nhiều từ vựng và làm quen ngữ pháp, nhưng sẽ chưa đủ. Do vậy, ở lớp 4 con bắt đầu phải ôn thi nghiêm túc hơn.

Nếu đã xác định cho con thi CLC, bố mẹ phải xác định “hy sinh” một chút kĩ năng Nói của con, để dành thời gian cho việc ôn thi. Đó là điều cần thiết với những bạn ở mức bình thường; còn nếu con giỏi và có khả năng bao quát được nhiều mục tiêu một lúc thì không thuộc trường hợp này. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn phải duy trì kĩ năng Nghe cho con, vì thi CLC cần bài thi TOEFL Primary để lấy điểm ưu tiên với hai kĩ năng Nghe – Đọc.

Giai đoạn lớp 4-5: Các con học theo lộ trình như sau: Đầu tiên, học đủ các chuyên đề ngữ pháp để các con thi. Sẽ có tầm 17 chuyên đề: 1. Thì của động từ (tập trung một số thì); Phối hợp thì cơ bản – Từ để hỏi; Hòa hợp chủ – vị; Động từ khuyết thiếu; Đại từ – Cấu trúc Used to; Câu bị động; Danh động từ và động từ nguyên mẫu; Lượng từ; Mạo từ; Liên từ; Câu hỏi đuôi; Trật tự tính từ; Câu so sánh; Câu điều kiện – Câu ước; Mệnh đề quan hệ; Câu tường thuật; Đảo ngữ cơ bản.

Sau đó các con sẽ học từ vựng chuyên sâu theo chủ đề. Cuối cùng là tổng ôn và luyện đề theo format bài thi của trường mà con muốn thi.

Những nội dung thường gặp trong bài thi

1. Ngữ âm: Các con cần học cách phát âm chuẩn các từ, cả về mặt phiên âm và trọng âm. Không nên học vẹt vì phần này rất nhiều từ, không thể nhớ hết. Nên nghe nhiều, bắt chước phát âm của người bản xứ và cố gắng hình thành phản xạ trong việc nhận diện âm.

2. Ngữ pháp: Một số chủ điểm thường gặp trong bài thi các năm.

– Thì của động từ: Tập trung vào Thì Hiện tại đơn, Quá khứ đơn, Hiện tại hoàn thành, Quá khứ đơn, Quá khứ tiếp diễn, Tương lai đơn; Câu bị động; So sánh hơn/nhất; Mạo từ; Lượng từ; Đại từ; Giới từ; Câu điều kiện/Câu ước; Giới từ; Danh động từ và động từ nguyên mẫu.

Một số chuyên đề có thể lưu ý thêm: Mệnh đề quan hệ; Đảo ngữ.

3. Từ vựng (Chiếm phần lớn nội dung đề thi): Từ vựng thường được hỏi theo các cụm cố định và theo nghĩa của từ, kèm những câu hỏi liên quan đến hiểu biết của học sinh: Loại từ; Cụm từ cố định; Cụm động từ; Thành ngữ; Tục ngữ; Nghĩa của từ; Từ đồng âm khác nghĩa/Cặp từ dễ gây nhầm lẫn.

4. Đọc hiểu: Thông qua bài đọc, học sinh phải thể hiện được kĩ thuật đọc: Đọc lấy thông tin chính; Đọc lấy thông tin chi tiết; Hiểu từ vựng thông qua ngữ cảnh bài đọc hiểu; Kĩ thuật tìm nhanh câu trả lời chính xác.

5. Kĩ năng Viết: Bài viết yêu cầu học sinh phải có vốn kiến thức và hiểu biết rộng, đồng thời khả năng ngôn ngữ linh hoạt và trau chuốt. Bài viết thể hiện rõ nhất quan điểm và trình độ của học sinh. Do vậy, để làm tốt bài viết học sinh cần chuẩn bị:

– Về kiến thức: Các con cần đọc sách nhiều để lấy kiến thức nền tảng phục vụ cho việc lên ý tưởng bài viết. Đồng thời rèn luyện tư duy logic để triển khai ý bài viết mạch lạc và thống nhất.

– Về kĩ thuật viết và ngôn ngữ: Các con cần một bộ từ vựng theo từng chủ đề để tiết kiệm thời gian trong quá trình viết bài, đồng thời sẽ tăng được điểm về từ vựng. Cần chuẩn bị một template (một khuôn mẫu đã được định dạng sẵn trước cho bài viết tổng thể) để việc viết bài bớt thời gian và hiệu quả hơn.

Các con cần được chỉnh sửa về mặt ngữ pháp để đảm bảo các ý tưởng được trình bày rõ ràng và dễ hiểu cho người chấm.

  • dạy con
  • học Tiếng Anh
  • Tiếng Anh
  • cha mẹ thông thái
  • ngại gì ngoại ngữ

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog