Bài Toán 1+5+5=11 của con bị gạch sai khiến phụ huynh “đau đầu”
Ông bố này cho rằng, Toán học không phải là một trò chơi chữ. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại đánh giá cao đề Toán này.
- Bài toán tiểu học tưởng chừng đơn giản nhưng khiến phụ huynh và giáo viên tranh cãi dữ dội: Đây là đang đánh đố trẻ con?
- Bài toán tiểu học lạ gây sốt cõi mạng vì “đọc như mở đầu tiểu thuyết trinh thám”
- Bài toán đơn giản này có kết quả bằng bao nhiêu?
Một phụ huynh có con học tiểu học ở Trung Quốc mới đây đăng lên mạng phàn nàn: “Đề nghị hủy bỏ những câu hỏi này. Toán học không phải là một trò chơi chữ. Thật tức giận”. Thì ra, khi đang giúp con làm bài tập về nhà, anh đã mắc lỗi trong một bài Toán có vẻ đơn giản và con bị chấm sai. Sau khi về nhà, đứa con liền hỏi: “Làm thế nào bố lấy được bằng tốt nghiệp đại học?” khiến ông bố này “tăng xông”.
Đề Toán như sau:
Câu hỏi này xem ra không khó, đứa trẻ sau khi xem kỹ đã đưa ra đáp án là: 1+5+5=11, viết xong đưa cho bố xem. Người bố kiểm tra, cho rằng con đã làm đúng và khen ngợi con thông minh.
Nhưng thật bất ngờ, sau khi con anh được trả bài, ông bố mới biết bài Toán bị chấm sai. Anh kiểm tra lại mấy lần nhưng không biết bị lỗi gì? Thầy giáo sau đó giải thích: Vì mọi người đang chạy trên một đường đua tròn khép kín, lấy Tiểu Minh làm mốc thì 5 người sau lưng cũng chính là 5 người trước mặt.
Đáp án như vậy chỉ là 6 người. Câu hỏi dành cho học sinh giỏi này không chỉ kiểm tra số học mà còn kiểm tra tư duy logic và tính cẩn thận. Vậy nên bài Toán mới nhấn mạnh đây là câu hỏi mẹo.
Sau khi bài Toán này được chia sẻ trên mạng, rất nhiều phụ huynh đã cảm thấy phản cảm với kiểu bài toán toàn chữ nghĩa lắt léo này.
Họ cho rằng, việc trẻ phát triển tư duy chắc chắn là điều tốt nhưng kiểu đề lắt léo, đánh đố như này cũng làm mất đi sự nhiệt tình và làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Quả thật, kèm con học chưa bao giờ là một việc dễ dàng cả. Chưa nói đến chuyện phải “tự trói tay”, “chui đầu vào tủ lạnh” vì áp lực tâm lý, thì trước kiến thức của học sinh tiểu học, đôi khi cha mẹ cũng toát mồ hôi hột. Bởi trên thực tế, có nhiều câu đố Toán học với những dữ liệu “bẫy” đòi hỏi người học cần phải có IQ cao, cộng thêm khả năng phân tích, quan sát chặt chẽ mới có thể đưa ra đáp án đúng.