Bệnh chân tay miệng kiêng gì và không nên kiêng gì để nhanh hồi phục? Việc vô tình thực hiện những hành động hoặc tiêu thụ các thực phẩm gây hại sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Do đó, người bệnh nên chú ý đến các vấn đề kiêng cữ để đẩy nhanh quá trình chữa trị. Nếu các bạn vẫn chưa nắm rõ về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Bệnh chân tay miệng là loại bệnh truyền nhiễm do các loại virus Coxsackie gây ra. Đặc tính này khiến bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua đường tiêu hóa, dịch tiết từ nước mũi, nước bọt, nốt phỏng nước trên da và chất thải của người bệnh. Do đó, việc cách ly đám đông và tránh xa nguồn bệnh là những điều cần thực hiện để bảo vệ bản thân.
Thời gian bệnh bùng phát lớn nhất trong năm rơi vào khoảng tháng 2 – 4 và tháng 9 – 12. Đây đều là những thời điểm giao mùa, có độ ẩm không khí cao, là môi trường sống lý tưởng của các loại virus gây bệnh.
Loại bệnh này hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn: Ủ bệnh, khởi phát và toàn phát. Cụ thể như sau:
Giai đoạn ủ bệnh kéo dài trong vòng từ 3-7 ngày mà không có bất kỳ biểu hiện nào đặc biệt.
Tiếp theo, bệnh sẽ bắt đầu khởi phát lên cơ thể trong 1-2 ngày với những triệu chứng như đau họng, sốt nhẹ, chán ăn,…
Cuối cùng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng nặng hơn như nổi mụn nước, phát ban đỏ, buồn ngủ, mỏi người,…
Bệnh chân tay miệng có xu hướng tự khỏi và không gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân không được chăm sóc cẩn thận có thể sẽ dẫn đến việc phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
- Huyết áp tăng đột ngột.
- Tứ chi suy yếu, bại liệt tứ chi.
- Liệt dây thần kinh sọ não.
- Viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim.
- Trụy mạch.
Hơn thế nữa, bệnh này có thể đạt đến mức độ nguy hiểm gây tử vong trong vài giờ nếu bệnh nhân trẻ em không điều trị theo đúng phác đồ y tế. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, người lớn nên theo sát các biểu hiện ở trẻ để kịp thời xử lý. Một khi nhận thấy các triệu chứng sau, phụ huynh nên đưa bé thăm khám bác sĩ ngay lập tức:
- Sốt cao không giảm trong hai ngày.
- Nôn ói liên tục.
- Trẻ khóc nháo, chới với.
- Khó thở, hơi thở rít lên.
- Co giật.
Hiện nay y học vẫn chưa nghiên cứu ra vacxin phòng chống bệnh, cũng như chưa có thuốc đặc trị bệnh chân tay miệng. Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú trọng vào việc chăm sóc sức khỏe tại nhà và thực hiện tốt công tác cách ly xã hội.
Bệnh tay chân miệng kiêng gì?
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hỗ trợ, người bệnh cần quan tâm đến chế độ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Trong đó, bạn nên kiêng cử, hạn chế một số hành động nhằm tạo điều kiện cho bệnh tiến triển tốt hơn.
Bệnh chân tay miệng cần kiêng những gì?
Kiêng sử dụng chung đồ
Bệnh chân tay miệng có đặc tính truyền nhiễm, có thể lây bệnh từ người sang người qua đường hô hấp. Người thân nên hạn chế những hành động thân mật như ôm, hôn,… với bệnh nhân để bảo vệ bản thân.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua nước bọt hay dịch tiết trên các vật dụng cá nhân. Vì thế, người bệnh không được sử dụng chung đồ với gia đình và người thân, tránh tình trạng lây nhiễm hàng loạt. Để đảm bảo an toàn, tất cả vật dụng cá nhân của người bệnh như thìa, chén, đĩa, ly nước,.. nên được khử trùng bằng nước ấm trước khi sử dụng.
Kiêng các loại xà phòng có tính sát khuẩn mạnh
Người bệnh cần kiêng tuyệt đối những loại xà phòng có tính sát khuẩn mạnh. Bởi khi những hoạt chất hóa học này tiếp xúc với làn da, có thể khiến vết thương bị tổn hại và bội nhiễm nghiêm trọng. Điều này vô tình làm chậm đi quá trình điều trị cũng như tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.
Thay vào đó, người bệnh được khuyến khích sử dụng các loại xà phòng có thành phần từ thiên nhiên, có độ lành tính cao, để đảm bảo an toàn cho da.
Kiêng tập trung nơi đông người
Bệnh chân tay miệng có nguồn gốc do virus gây ra nên tốc độ lây lan vô cùng cao. Để bảo vệ bản thân và xã hội, bạn nên hạn chế tập trung nơi đông người như công viên, siêu thị, chợ, rạp chiếu phim,… Trường hợp các em nhỏ đang đến trường, phụ huynh cũng nên cho bé nghỉ học cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Kiêng gãi, chích mụn nước
Với các bệnh truyền nhiễm, việc chọc vỡ các vết loét và mụn nước trên da sẽ làm chậm quá trình hồi phục sức khỏe. Cụ thể hơn, hành động này đã làm nhiễm trùng sâu vết thương, khiến các mụn nước lây nhiễm và lan rộng hơn. Điều này làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm như sốt cao, suy tuần hoàn, viêm màng não, suy hô hấp,…
Hơn thế nữa, việc gãi cũng làm gia tăng diện tích các vết loét, dẫn đến những cơn đau nhức dai dẳng. Sau khi bệnh được chữa khỏi, các vết loét sẽ khô và để lại thâm sẹo trên da.
Kiêng sát trùng bằng chanh, muối
Nhiều người lầm tưởng sát trùng bằng chanh, muối lên vết thương sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế cho biết hành động này không những không mang lại lợi ích mà còn khiến bệnh tình trở nặng hơn. Điều này được lý giải bởi vì chanh có nồng độ axit cực mạnh, kết hợp với muối sẽ làm gia tăng cơn đau rát và độ nhiễm trùng của vết thương.
Bên cạnh đó, nếu phụ huynh thực hiện động tác này lên làn da trẻ em sẽ khiến lớp da non bên ngoài bị tổn hại nghiêm trọng, thậm chí để lại các vết thâm sẹo về sau.
Kiêng dùng thuốc bừa bãi
Bệnh chân tay miệng chưa có vacxin cũng như thuốc đặc trị, chỉ có những loại thuốc hỗ trợ điều trị. Do đó, người bệnh nên cẩn thận trong quá trình tìm mua thuốc. Tốt nhất bạn nên thăm khám tại các bệnh viện uy tín và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh chân tay miệng do virus gây ra. Thuốc kháng sinh chỉ mang lại hiệu quả trong những trường hợp bị nhiễm trùng bội nhiễm.
Ngoài ra, các loại thuốc bôi ngoài da cũng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ và công dụng trước khi sử dụng. Tránh trường hợp thuốc kém chất lượng sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn.
Kiêng việc ép trẻ ăn quá nhiều
Đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều trong một bữa. Điều này sẽ tạo ra những cơn nôn trớ từ trẻ, khiến sức khỏe bé xuống dốc trầm trọng. Để giải quyết tình trạng này, các phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn của bé, đồng thời kết hợp bổ sung chất dinh dưỡng qua các loại nước ép, sữa lạnh, sinh tố trái cây,…
Bệnh chân tay miệng kiêng ăn gì?
Kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị
Bệnh chân tay miệng làm gia tăng lượng nhiệt trong cơ thể người bệnh, gây ra các vết lở loét trên đầu lưỡi và khoang miệng. Do đó, khi tiếp xúc với các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến các vết loét viêm nhiễm nặng hơn. Một số thực phẩm, gia vị người bệnh cần tránh xa như tiêu, ớt, mù tạt, gà rán, khoai tây chiên,…
Ngoài ra, việc sử dụng nhiều món ăn chế biến nhiều gia vị sẽ làm tăng độ xót miệng cho trẻ em. Điều này chính là lý do khiến bé chán ăn, quấy khóc liên tục trong thời gian mắc bệnh. Để giải quyết vấn đề này, các bậc phụ huynh nên chế biến những món ăn thanh đạm bằng cách hấp, luộc, chưng,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, xoài, cam,… để giúp bệnh tình nhanh chóng hồi phục.
Kiêng thực phẩm thô cứng
Những thực phẩm có kích thước to lớn, hình dáng thô cứng cũng là điều tối kỵ trong chế độ ăn uống của bệnh nhân chân tay miệng. Khi những loại thực phẩm này tiếp xúc với khoang miệng sẽ gây va chạm và ma sát với các với loét, khiến chúng bị tổn hại, đồng thời gây đau rát cho người bệnh.
Thay vào đó, bệnh nhân nên chọn những món ăn dạng lỏng như cháo, súp,… để dễ dàng nhai nuốt hấp thụ dưỡng chất hơn.
Kiêng các loại thịt đỏ
Sau khi hồi phục, làn da người bệnh sẽ trải qua quá trình tái tạo lớp tế bào mới. Việc hấp thụ các món ăn từ thịt đỏ sẽ khiến lớp da non đen sạm lại, dẫn đến việc hình thành những vết thâm sẹo.
Tuy nhiên, nếu không bổ sung thịt đỏ thì cơ thể người bệnh không đủ sức đề kháng để chiến đấu với những virus gây hại. Do đó, tốt nhất mỗi tuần bạn chỉ nên sử dụng nhiều nhất 12 gram thịt đỏ như thịt bò, thị trâu,…
Kiêng các thực phẩm làm lồi sẹo
Sau khi các vết thương đóng vảy, chúng sẽ từng bước hình thành sẹo. Trong thời gian lành sẹo, nếu người bệnh hấp thụ những thực phẩm gây lồi thịt sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của làn da. Do đó, người bệnh nên chú ý kiêng cử các sản phẩm dưới đây cho đến khi hoàn toàn khỏi hẳn:
- Cua.
- Tôm.
- Rau muống.
- Gạo nếp.
- Bắp.
Bệnh chân tay miệng không nên kiêng gì?
Ngoài việc kiêng cữ những việc làm, thực phẩm có hại, người bệnh cũng chú ý không nên kiêng những hành động sau đây:
Không nên kiêng tắm
Nhiều người không tắm trong thời gian mắc bệnh để tránh làm vỡ các mụn nước. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến cơ thể chứa thêm nhiều bụi bẩn, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bội nhiễm và mắc các bệnh về da khác như ghẻ lở. Thay vào đó, các bạn nên vệ sinh thân thể thường xuyên bằng các loại xà phòng dịu nhẹ để làm sạch lớp sần bên ngoài da, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các vi khuẩn.
Đối với các vết lở loét trong khuôn miệng, hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn vết thương hiệu quả hơn.
Không nên kiêng gió quá nhiều
Bệnh chân tay miệng không đòi hỏi bệnh nhân phải kiêng gió hoàn toàn. Bạn chỉ cần tránh tiếp xúc với không khí bụi bẩn, không cần bọc kín cơ thể bằng nhiều lớp áo để tránh gió. Việc này góp phần khiến bệnh nhân khó chịu, bức bối, kém thông thoáng, đồng thời khiến vết thương không đủ không gian để tự vỡ.
Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng
Vì chưa có vacxin phòng bệnh nên mọi người dân phải có ý thức tiến hành phòng chống bệnh tại nhà để tránh bùng phát thành dịch. Các bạn nên tham khảo những biện pháp dưới đây để bảo vệ bản thân trước căn bệnh chân tay miệng:
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ
Môi trường ẩm ướt, bụi bẩn chính là điều kiện tuyệt vời để virus hình thành và phát triển. Do đó, người bệnh cần thường xuyên lau dọn, quét nhà, giữ cho không gian nơi ở thoáng mát, sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cũng nên thu gọn, sắp xếp đồ dùng trong nhà ngăn nắp, mở rộng cửa sổ để thoáng khí.
Người bệnh lưu ý vứt rác mỗi ngày, không nên để rác thải qua đêm trong phòng. Đồng thời, cần hạn chế di chuyển túi rác và sọt rác, sẽ khiến các chất thải có cơ hội rơi bám trong nhà.
Xây dựng những thói quen tốt
Rửa tay bằng xà phòng chuyên dụng có tác dụng sát khuẩn và tiêu diệt các virus gây hại. Đặc biệt, người bệnh cần rửa tay thật kỹ trước mỗi bữa ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh. Bố mẹ cần rửa tay sạch trước khi chơi cùng con nhỏ.
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Người bệnh nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn. Tuyệt đối không dùng bông gạc thấm thuốc để bôi vào các vết lở loét, sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
Thiết lập khẩu phần ăn khoa học nhằm cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, tăng sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật.
Khử trùng các đồ dùng cá nhân bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ các chất độc hại.
Tái khám theo định kỳ để đảm bảo rằng bạn đang điều trị theo đúng tiến trình. Hơn nữa, việc thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn sớm nhận biết các biến chứng nếu có.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
Tránh giao tiếp với những người mắc bệnh.
Xử lý chất thải của người bệnh triệt để, đặc biệt là tã lót của những đứa trẻ. Khi thấy chúng tiếp xúc với các đồ dùng khác, phụ huynh cần tiến hành làm sạch và sát khuẩn ngay lập tức.
Các đồ chơi của trẻ mắc bệnh nên được vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ, tránh trường hợp virus sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường này.
Trên đây là những những thông tin giải đáp cho vấn đề bệnh tay chân miệng kiêng gì và không nên kiêng gì?”. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh truyền nhiễm này, đồng thời biết cách kiêng cữ và phòng ngừa bệnh hiệu quả.