Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì? Rất nhiều phụ huynh đang tìm kiếm những việc không nên làm khi trẻ không may mắc bệnh. Quá trình kiêng cữ không chỉ ở việc ăn uống mà cả ở cách sinh hoạt. Để làm rõ từng vấn đề này, chúng tôi đã liệt kê tất cả những điểm cần kiêng kỵ trong bài viết dưới đây.
Vì sao phải lưu ý về bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?
Nếu không điều trị sớm và tìm đúng phương pháp. Virus sẽ phát triển mạnh trong cơ thể người bệnh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu ớt. Hồng cầu trong máu có thể phát hiện được virus từ rất sớm nhưng cơ thể trẻ lại không tạo ra đủ khoáng chất để tiêu diệt toàn bộ virus.
Để chữa trị khỏi bệnh, trẻ cần được khám tại các cơ sở y tế uy tín. Việc lưu tâm một số thứ giúp quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn. Nhờ vào việc kiêng ăn các thực phẩm có hại cho mụn nước, virus sẽ không có điều kiện để phát triển. Nhờ đó, thuốc đặc trị sẽ dễ dàng làm liền các vết mụn ở trong miệng, bàn tay và bàn chân.
Để chuẩn bị cho quá trình phá huỷ các tế bào, virus sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hoá và sinh sôi. Vì thế, chúng rất dễ dàng lây nhiễm từ người sang người. Việc cách ly trẻ với đám đông là điều đầu tiên các phụ huynh phải làm. Thêm vào đó, bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân.
Trẻ nhỏ là những đối tượng có thể trạng rất yếu, nhất là những trẻ dưới 1 năm tuổi. Lúc này, các hệ thống tuần hoàn trong cơ thể chưa được hoàn thiện. Thêm vào đó, ở trẻ sự tương tác với thuốc không hiệu quả như người lớn.
Do đó, liệu trình điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ rất phức tạp. Thời gian để bé lành bệnh tiêu tốn gấp đôi người trường thành. Vì vậy, phụ huynh sẽ cần kiêng cữ thật nghiêm ngặt để giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Dưới đây chúng tôi xin được liệt kê cách kiêng cữ cho trẻ khi bị bệnh chân tay miệng. Đây đều là những lưu ý phổ biến, được nhiều người thực hiện và đã thành công.
Phần lớn những ca nhập viện điều trị chân tay miệng ở trẻ nhỏ đều có những cấp độ bệnh giống nhau. Khi đó, trên cơ thể trẻ đang xuất hiện rất nhiều đốm mụn nước. Một số hạt mụn đã bị bể và tạo thành vết thương hở.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng các thực phẩm làm lồi thịt
Người bệnh sẽ cần kiêng những thực phẩm không tốt cho vết thương hở. Để đảm bảo tính thẩm mĩ cho trẻ sau này, bạn cần kiêng cữ cho đến khi tất cả các nốt mụn trên cơ thể lành hẳn. Một số thực phẩm sẽ làm lồi thịt như:
- Rau muống.
- Bắp.
- Gạo nếp.
- Các món ăn chế biến quá nhiều gia vị.
Mụn chân tay miệng sẽ hơi giống mụn sinh lý trên da mặt. Nếu bạn hấp thụ nhiều loại thực phẩm làm nóng trong người, các tổn thương trên da trở nên khó hồi phục. Chúng sẽ loét sâu xuống các lớp da và dần tăng kích thước. Vì vậy bạn nên tránh cho bé ăn thức ăn nêm quá nhiều gia vị, các món ăn quá chua, quá cay hoặc quá mặn.
Ngoài ra, các món ăn sử dụng nhiều gia vị còn làm miệng trẻ bị sót. Trẻ thường quấy khóc làm bọc mụn vỡ và để lại vết thương hở. Điều này làm vùng da đang tổn thương vô cùng nhạy cảm với vị cay, mặn, chua. Bé sẽ bỏ ăn, quấy khóc nhiều hơn nếu ăn phải những vị này. Để đảm bảo bé ăn uống thuận tiện hơn, bạn hãy chọn các phương pháp chế biến như hấp, chưng, luộc.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng thịt đỏ
Sau khi các vết mụn dần hồi phục, cơ thể sẽ tái tạo làn da một cách tự nhiên. Quá trình này được gọi là ăn da non. Trong thời gian này nếu trẻ hấp thụ quá nhiều thịt đỏ, lớp da non sẽ bị sạm lại, tạo thành các chấm thâm đen. Phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm, vết thâm mới mờ dần.
Để tránh tình trạng này, bạn nên tạm thời không cho bé ăn quá nhiều thịt đỏ. Các loại thịt đỏ có thể gây thâm da gồm: Thịt bò, thịt trâu,….
Tuy nhiên, phụ huynh không nên kiêng hẳn loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Thịt đỏ sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh, chống chọi được các loại virus gây hại. Mỗi tuần, bé có thể sử dụng dưới 12 gam thịt đỏ để cung cấp đủ chất đạm.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng các thức ăn cứng và dai
Từ giai đoạn khởi phát, trẻ đã có triệu chứng đau họng. Tại cuống họng có hiện tượng sưng đỏ, mạch máu nổi rõ. Đến giai đoạn toàn phát, các bọc mụn nước mọc lên khắp khoang miệng như: Nướu, lợi, má trong, môi,…
Vì thế, các thức ăn quá cứng, quá dai là nỗi sợ hãi của trẻ. Chúng sẽ chà sát vào các tổn thương trong miệng gây đau rát, xót da. Vì thế, phụ huynh nên tìm những nguyên liệu mềm để cho bé ăn. Thêm vào đó, ưu tiên chế biến các món cháo, món hầm,… để thức ăn mềm và dễ nuốt.
Ngoài ra, thức ăn quá nóng cũng làm khoang miệng của bé bị xót. Bạn nên để nguội hoàn toàn rồi mới cho trẻ dùng.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ
Các món ăn qua chiên dầu thường là món khoái khẩu của trẻ. Bé sẽ nằng nặc đòi ăn bất chấp bị đau. Phụ huynh cần lưu ý và không nên chiều theo ý trẻ. Nguyên nhân là do dầu mỡ rất khó tiêu, gây nên sức ép lớn cho dạ dày.
Trong giai đoạn này, bé thường có biểu hiện chán ăn do bị đau miệng. Nếu ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, bé sẽ có cảm giác no dai và không chịu ăn thêm. Điều này làm cơ thể thiếu chất, quá trình hồi phục càng trở nên khó khăn. Ngoài ra, các thức ăn nhiều dầu mỡ thường khá cứng, có nhiều góc cạnh. Khi đưa vào miệng sẽ làm bé đau tại các nốt mụn.
Những việc làm cần tránh khi bị bệnh chân tay miệng
Ngoài việc kiêng trong việc ăn uống, sẽ có một số việc cần tránh làm trong thời gian trẻ bị bệnh. Điều này giúp hỗ trợ quá trình điều trị và bảo vệ những người xung quanh.
Bản chất virus bệnh chân tay miệng có tính lây lan cao. Chúng có thể sống ở môi trường không khí trong thời gian ngắn. Vì vậy, có khá nhiều việc cần tránh làm khi bé bị bệnh chân tay miệng. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý.
Tránh đi đến những nơi đông người
Môi trường trường học là nơi dễ lây lan bệnh chân tay miệng nhất. Các bé nhỏ rất hiếu động, hay chơi đùa với nhau. Virus từ hệ bài tiết của bé sẽ dính vào tay của các bạn nhỏ khác. Sau đó virus sẽ đi vào cơ thể nếu trẻ mút tay hoặc cầm nắm thức ăn.
Mặt khác, sau khi kê đơn thuốc điều trị, các bác sĩ sẽ yêu cầu phụ huynh cho bé nghỉ học khoảng 10 ngày. Nếu virus trong người đã hết hẳn bé mới được đi đến trường học.
Tránh cho bé ăn bằng thìa sắt có đầu sắc nhọn
Vùng da tại các đốm mụn rất mỏng và nhạy cảm. Nếu các vật thể sắc nhọn chạm vào, dây thần kinh cảm giác sẽ nhận được tín hiệu ngay lập tức và làm cho miệng đau đớn tột độ.
Mụn nước không chỉ mọc trong khoang miệng mà chúng còn xuất hiện trên môi của trẻ. Khi bạn đút cho trẻ ăn bằng những vật dụng trên, bé tự có phản xạ sợ hãi, rụt người lại và không chịu ăn.
Phụ huynh nên chọn các loại thìa bằng nhựa cao cấp hoặc bằng gỗ để sử dụng. Các loại thìa này thường có cấu tạo tròn, không chứa các cạnh sắt. Thêm vào đó, trong quá trình đút cho trẻ ăn, bạn phải thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Tránh vô ý đút quá mạnh tay, đụng vào hạt mụn của bé và gây đau.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân
Để tránh việc lây lan virus tới những người thân trong gia đình, bạn cần cho bé dùng riêng đồ dùng cá nhân. Tất cả những vật dụng tiếp xúc với trẻ như thìa, chén, chăn, đệm, quần áo, khăn, bàn chải,…. đều phải dùng riêng.
Các vật dụng tiếp xúc nhiều với nước bọt, dịch mũi,… phải được loại bỏ sau khi trẻ đã khỏi bệnh. Cụ thể như khăn mặt, bàn chải, khăn tắm,… Phụ huynh nên cất chúng vào trong túi rác, buộc kín lại và vứt đúng nơi.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường phải dùng tã lót. Phụ huynh cần kiểm tra tã liên tục và thay mới cho bé. Những miếng tã lót sau khi dùng rồi phải bọc kín và vứt sọt rác.
Tránh gãi các vùng mọc mụn nước
Ở giai đoạn phát ban đỏ, trẻ sẽ không có bất kỳ cảm giác nào trên da. Đến giai đoạn nổi mụn nước, các bọc mụn sẽ làm trẻ ngứa nhẹ. Đặc biệt các bọc nước đã vỡ làm da ngứa và rát nhiều hơn.
Trẻ sẽ có phản xạ gãi lên các vị trí đang ngứa và rát. Điều này làm cho vết thương càng loét to, các đốm mụn bên cạnh bể theo. Sau đó, vết loét dễ bị nhiễm trùng, hoại tử trên da.
Vì vậy, phụ huynh nên để ý trẻ, không cho trẻ dùng tay gãi mụn. Bạn có thể dùng găng tay vải để đeo vào tay cho bé.
Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng
Nếu không may nhiễm bệnh, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Một số trường hợp bé không tương tác với thuốc, thời gian điều trị kéo dài gần 1 tháng. Sau đó, trẻ bị sụt cân đi khá nhiều.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể tạo ra vaccine phòng chống bệnh tay chân miệng. Vì thế, phụ huynh cần có những kiến thức về cách phòng loại bệnh này.
Trong điều kiện môi trường nóng ẩm, virus chân tay miệng sẽ sinh sôi và hoạt động rất tích cực. Vì thế, khả năng lây lan bệnh vào thời gian này tăng rất cao. Mỗi năm, hai mốc thời gian từ tháng 4-7, tháng 8-10 là lúc nóng nhất trong năm. Bạn sẽ phải thật cẩn thận vào những thời điểm này.
Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh chân tay miệng để bạn tham khảo:
Giữ phòng ở sạch sẽ
Thường xuyên lau dọn phòng: Môi trường ẩm mốc, chứa quá nhiều đồ đạc là điều kiện vô cùng tốt cho virus cư trú. Bạn nên sắp xếp đồ đạc thật gọn gàng, giữ cho phòng có một không gian thoáng đãng. Thêm vào đó, nên thường xuyên mở cửa sổ để ánh sáng chiếu vào trong phòng.
Vứt rác đúng chỗ: Rác thải chứa nhiều chất bẩn và hôi thối. Mỗi ngày bạn phải vứt rác một lần. Không nên dồn rác quá lâu rồi mới vứt bỏ. Ngoài ra, nên dùng sọt rác và túi rác đặt một chỗ cố định trong nhà.
Thiết lập những thói quen lành mạnh
Rửa tay bằng xà phòng: Virus chân tay miệng có thể được tẩy sạch bằng các loại xà phòng chuyên dụng. Bạn nên tập cho bé thói quen thường xuyên rửa tay. Đặc biệt là những thời điểm trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi, sau khi nghịch bẩn,… Ngoài ra, chính phụ huynh phải rửa thật sạch tay trước khi chế biến thức ăn cho gia đình.
Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ: Hằng năm, bạn nên cho bé đi khám định kỳ để kiểm tra sức khoẻ. Đặc biệt khi thấy trẻ có những triệu chứng bất thường, phụ huynh nên gọi điện báo bác sĩ và đưa bé đi khám. Việc chữa trị từ những giai đoạn đầu sẽ đảm bảo trẻ không bị gặp các biến chứng nguy hiểm.
Làm sạch đồ chơi của bé: Mỗi tuần, phụ huynh nên lấy tất cả đồ chơi của trẻ đi rửa sạch với xà phòng. Sau đó bạn lau khô và phơi toàn bộ đồ chơi của bé dưới ánh nắng mặt trời. Bạn nên dùng xà phòng rửa tay hoặc sữa tắm để rửa đồ chơi. Không nên dùng các chất tẩy quá bám lâu như bột giặt, nước rửa chén,…
Phơi đồ dưới ánh nắng mặt trời: Quần áo của trẻ thường xuyên bị ẩm mốc do bé chảy dãi, đổ nước, đổ sữa, nước tiểu,… Nếu để lâu, trong vải quần áo sẽ mọc các loại vi nấm. Khi vô tình chạm tay vào các loại nấm này và đưa vào miệng, trẻ sẽ có khả năng mắc bệnh rất cao. Vì vậy, bạn nên phơi quần áo của trẻ thật ráo dưới ánh nắng mặt trời.
Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh
Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh: Nếu ở trường học có trẻ đang bị mắc bệnh, phụ huynh cần giữ bé không tiếp xúc với các bạn khác để tránh lây nhiễm.
Tã lót: Các chất thải trong phân và nước tiểu của trẻ chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Vì vậy, bạn nên dùng bỉm mặc cho bé. Sau đó thường xuyên kiểm tra và thay mới khi có chất thải. Nếu chất thải dính vào các vật dụng quanh nhà, phụ huynh cần đem chúng đi làm sạch ngay lập tức.
Hy vọng rằng các thông tin về bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì? sẽ giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe. Những cách kiêng cữ ở trên khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện trong một thời gian ngắn. Nhờ đó, việc dùng thuốc điều trị sẽ trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn còn tránh được khả năng nhiễm bệnh từ các chất bài tiết trẻ tiết ra.