Bí kíp làm bài thuyết trình nhóm “cả nhà đều vui” cho tân sinh viên
Dưới đây là 9 bí quyết “xương máu” để tạo ra một bài thuyết trình vừa nhanh chóng, vừa chất lượng mà các bạn tân sinh viên cần thuộc nằm lòng!
- Nam sinh trường Báo gây sốt với bức ảnh thuyết trình
- 7 tuổi vẽ tranh siêu đẹp, thuyết trình như ai hóa ra là học sinh “trường học trải nghiệm”
- Nam sinh soạn hẳn văn mẫu để chê bài thuyết trình của đội bạn, soi ra 1 chi tiết vô lý khiến dân tình cười lăn
Thuyết trình nhóm là điều mà sinh viên bắt buộc phải làm quen khi lên đại học. Ở môn học nào, các thầy cô nào cũng sẽ cố gắng cài cắm một vài tiết để sinh viên thuyết trình trước lớp.
Cũng chính từ đây, sẽ không khó bắt gặp tình trạng chưa làm xong powerpoint bài này, đã có yêu cầu làm bài thuyết trình bài khác rồi. Vậy nên, quan trọng lúc này là chúng ta cần phải dung nạp những “bí quyết” làm bài thuyết trình vừa nhanh chóng, vừa hiệu quả để “cả nhà đều vui” nha.
Ảnh minh họa
1. Nhóm trưởng như thuyền trưởng
Ngoài thực hiện các nhiệm vụ như các thành viên khác, người giữ vai trò nhóm trưởng (leader) trong một nhóm thuyết trình sẽ phải gánh thêm trách nhiệm phân chia công việc, bao quát chung tình hình của nhóm, theo dõi tiến độ công việc, hỗ trợ các thành viên khi cần thiết… Với cả tá công việc như vậy, thường thường leader sẽ được thầy cô ưu tiên hơn một xíu trong điểm số.
Nếu ai tự tin ứng tuyển leader thì cứ để cho bạn ấy thử sức vì chắc chắn phải có niềm tin vào khả năng của bản thân lắm thì mới mạnh dạn như vậy. Còn nếu không thì chúng ta phải bầu một người có tiềm năng nhất. Nhất định phải có nhóm trưởng đấy, vì teamwork mà không có nhóm trưởng thì sẽ giống như lái tàu mà không có thuyền trưởng ấy, sẽ dễ bị mất phương hướng. Nhưng lưu ý là leader phải có khả năng phân chia công việc tốt, nếu không “teamwork” sẽ biến thành “một mình tao work” đó.
2. Ưu tiên những thành viên “hợp tính, hợp nết”
Thông thường, sinh viên sẽ được tự chọn lựa thành viên vào nhóm, các bạn lúc này có thể chọn các bạn mà mình đã thân quen, đã hiểu cách làm việc nhóm của nhau để phối hợp một cách ăn ý.
Tuy nhiên, vẫn có những môn học mà giảng viên sẽ tự chia nhóm. Rơi vào trường hợp này thì phải “thuận theo ý trời” thôi vì chúng ta đâu được làm việc chung với những người mà mình đã quen biết từ trước. Đây quả thực là thử thách dành cho các bạn sinh viên vì phải vừa làm quen với nhau, vừa tìm hiểu cách làm việc nhóm của nhau, mà vẫn phải đảm bảo nội dung và chất lượng bài thuyết trình.
3. Lựa chọn đề tài thuyết trình nhóm
Có những trường hợp giảng viên sẽ chỉ định đề tài, nhưng cũng có khi giảng viên để cho các nhóm tự lựa chọn. Lúc này sẽ có 2 trường phái: Chọn đề tài an toàn, dễ làm nhưng sẽ khó lòng gây ấn tượng. Chọn đề tài khó, đòi hỏi phải tìm hiểu và phân tích kỹ phức tạp, nhưng sẽ gây ấn tượng với giảng viên. Lưu ý là phải lựa đề tài phù hợp với sức mình nhé, đừng có kham đề tài khó quá, đến lúc phân chia mổ xẻ vấn đề “xỉu up xỉu down” cho coi.
4. Phân chia công việc hợp lý
Sau khi hoàn thành 2 bước trên, các bạn sẽ đến với phần phân chia nhiệm vụ. Hãy phân chia đề tài thành nhiều đầu việc nhỏ, càng cụ thể càng tốt để bài không bị thiếu sót thông tin. Mỗi phần giao cho 1-2 bạn phụ trách tìm hiểu. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân chia người thuyết trình (khoảng 2-3 người) và người thiết kế slide (1-2 người) tùy thuộc vào độ dài ngắn và khối lượng công việc cần thực hiện.
Đương nhiên, việc phân chia công việc này sẽ phụ thuộc vào nhóm trưởng và cần dựa trên thế mạnh của từng thành viên. Tốt nhất là leader cứ hỏi xem ai mong muốn thực hiện nhiệm vụ ở phần nào bởi không ai hiểu khả năng bản thân bằng chính mình cả, đặc biệt là ở 2 nhiệm vụ đặc thù là: người thuyết trình và người thiết kế slide. Còn trong trường hợp xấu nhất là không ai nhận, leader cứ tự phân chia thôi.
Ảnh minh họa
5. Chuẩn bị càng kỹ, chất lượng càng cao
Đối với các bạn được giao chuẩn bị nội dung, cần phải tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng, cố gắng tham khảo càng nhiều nguồn tài liệu càng tốt nhưng nhớ phải tìm tài liệu có uy tín đấy nhé. Tìm kiếm nhiều số liệu để đưa vào bài, số liệu càng mới thì càng mang tính thuyết phục cao.
Một công cụ để giúp chúng ta tìm kiếm số liệu nhanh chóng, dễ dàng hiện nay có thể kể đến các chatbot AI như: ChatGPT, Bing AI… các bạn có thể tham khảo!
Thêm một điều cần lưu ý là phải tuân thủ deadline khi làm bài thuyết trình nhóm. Đây là điều cực kỳ quan trọng khi làm việc nhóm, vì nếu có bất cứ ai không tuân thủ deadline, nộp bài trễ thì sẽ khiến quá trình tổng hợp bài bị trì hoãn, không đủ thời gian để thiết kế slide và tập dợt thuyết trình, dẫn đến kết quả bài thuyết trình sẽ được đánh giá thấp.
6. Tìm được tiếng nói chung
Khi đã chuẩn bị xong nội dung phần cứng, cả nhóm nên có một buổi họp để thảo luận xem nên đưa những nội dung nào vào bài, sắp xếp thứ tự ra sao, bổ sung các số liệu, dẫn chứng nào cho thuyết phục.
Khi làm việc nhóm thì việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn khi làm việc nhóm sẽ không thể nào tránh khỏi. Nhưng lúc này chúng ta cần bình tĩnh giải quyết, lắng nghe quan điểm của mọi người, ai cũng nên bỏ cái tôi của mình đi một tí để công việc đơn trơn tru, tránh bất đồng quan điểm rồi dẫn đến kết quả không như mong đợi nhé!
7. Thiết kế slide thuyết trình đẹp
Slide thuyết trình đẹp và chuyên nghiệp vừa gây ấn tượng tốt với người xem, vừa giúp mọi người dễ hiểu được bài học hơn. Chắc chắn giảng viên cũng sẽ có thiện cảm với các nhóm có slide thuyết trình đẹp.
Và để slide không bị nhàm chán thì chúng ta cần làm cho bài thuyết trình trở nên sinh động. Các bạn có thể sử dụng các bảng, biểu đồ, hình ảnh, video, mini game để giúp bài thuyết trình đẹp và dễ hiểu hơn.
Đương nhiên một điều, “càng hiện đại thì càng hại điện”, càng thiết kế cầu kỳ với những hiệu ứng, animation nịnh mắt thì càng cần có một chiếc máy tính với hiệu năng đủ mạnh để có thể “cân” mọi đồ họa dù là nặng đô nhất.
Nếu các bạn vẫn phân vân không biết nên mua chiếc laptop nào vừa “ngon – bổ – rẻ” để phục vụ tốt nhu cầu của các bạn sinh viên, đặc biệt là cho khoản thuyết trình này thì có thể tham khảo 1 số mẫu laptop thuộc dòng Vivobook Series của ASUS. Được biết, đây là dòng sản phẩm “trẻ” cả về thiết kế, công nghệ lẫn mục tiêu, cực kỳ hợp với các bạn sinh viên mong muốn sở hữu một chiếc máy lý tưởng với cấu hình mạnh mẽ, thiết kế hiện đại mà lại phù hợp ngân sách. Một số model nổi bật thuộc series này các bạn có thể cân nhắc như: Vivobook Go 14/15 ; Asus Vivobook 14/15 OLED; Asus Vivobook 14X/15X OLED …
Asus Vivobook 14X/15X OLED mạnh mẽ hàng đầu phân khúc
Asus Vivobook Go với mức giá thành cực kỳ hợp lý
Cứ thử nghĩ mà xem, đang chạy deadline mà máy tính cứ lag mãi không thôi thì chẳng phải khó chịu lắm phải không nào. Vậy thì các bạn có thể tham khảo các mẫu laptop kể trên, với hiệu năng vượt trội, cùng thiết kế thời thượng, màn hình đẹp sắc nét và vô số tính năng nâng cao hữu ích… tha hồ mà chạy deadline thời sinh viên mà không lo giật lag.
Yên tâm là mức giá của những mẫu laptop này đều tương đối “hạt dẻ”. Chẳng hạn như Vivobook Go 14/15 với mức giá từ 11.49 triệu đồng; Vivobook 14/15/16 với mức giá từ 11.99 triệu đồng; Vivobook 14X/15X OLED với mức giá từ 21.99 triệu đồng.
8. Luyện tập kỹ lưỡng trước buổi thuyết trình
Điều mà mọi người trong lớp biết chỉ là trong buổi thuyết trình đó nhóm đã thể hiện ra sao, có tự ti, có lưu loát không, có dễ hiểu bài, có giải đáp được hết các thắc mắc hay không.
Vậy nên, trước buổi thuyết trình, các bạn nên luyện tập kỹ lưỡng, để tránh việc bị khớp, bị run rồi quên bài. Nếu bài thuyết trình có nhiều người đảm nhận thì cần tập dượt để đảm bảo thuộc kỹ phần nội dung của mình, thuyết trình tự nhiên. Đồng thời, các bạn được phân bấm slide cũng cần phải phối hợp ăn ý.
9. Chuẩn bị trước các câu hỏi có thể gặp phải
Phản biện, đặt câu hỏi kiểu gì thì kiểu sẽ diễn ra vào cuối buổi thuyết trình nhóm. Các bạn trong lớp và chính giảng viên sẽ có thể đặt câu hỏi để yêu cầu nhóm thuyết trình trả lời để xem xem nhóm đã nắm kiến thức mình chuẩn bị đến đâu.
Để thành công trong phần phản biện, các em cần chuẩn bị trước các câu hỏi có thể gặp phải, đồng thời, cùng nhau đưa ra câu trả lời và đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm đều nắm rõ câu đáp án cho các câu hỏi đó. Ngoài ra, hãy phân một người có giọng nói rõ ràng, lưu loát để trả lời lại những thắc mắc của tất cả mọi người nhé.
Đúng như tên gọi của nó – làm việc nhóm, đây là nhiệm vụ của cả một tập thể, chứ không chỉ dừng lại ở một hai người. Một người làm tốt không thể tạo nên một bài thuyết trình thành công, nhưng một tập thể nỗ lực sẽ giúp thành quả mà mọi người đạt được kết quả mỹ mãn.
Chúc mừng các sĩ tử đã hoàn thành kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học vừa qua. ASUS hân hạnh đồng hành cùng các bạn với chương trình “Vivobook Tựu Trường – Ưu Đãi Tới TUF”. Chương trình mong muốn tiếp thêm sức mạnh và hành trang tối ưu cho các tân sinh viên bằng những phần quà thiết thực. ASUS chúc các tân sinh viên sẽ bứt phá và thăng hạng trên chặng đường thú vị phía trước!
Chương trình áp dụng đến hết ngày 31/10/2023 tại tất cả đại lý chính thức trên toàn quốc và ASUS Store VN, ngoại trừ Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, FPT Shop.
Yên tâm một điều là chương trình này cứ tham gia là 100% trúng, cứ mua máy là có thể rinh về vô vàn phần quà hấp dẫn. Còn chần chừ gì nữa, mua ngay laptop của ASUS thôi!