Bị sinh viên quay lén, nữ giảng viên Gen Z gây sốt vì style siêu ngầu: Đi dạy mà như dự fashion show!
Được học giáo viên “xịn xò” như này thích phải biết!
- Loạt cô giáo vừa xinh vừa mặc đẹp gây bão MXH: Style đi dạy “10 điểm không có nhưng”!
- Nữ giảng viên gây sốt với style đi dạy cực cool, sĩ số lớp lắm khi dư người vì sinh viên lớp khác “học ké”
- Khi Gen Z đi dạy tiếng Anh, đến lời phê cũng độc lạ khiến học trò: “Ủa, alo cô ơi?!”
Khoảng thời gian trở lại đây, nhiều thầy cô Gen Z được chú ý không chỉ bởi giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn có vẻ ngoài xinh xắn cùng phong cách ăn mặc cực “ngầu”.
Nói đâu xa, dân tình mới đây vừa được phen trầm trồ trước video ghi lại cảnh một ngày đi dạy của giảng viên tiếng Anh tại một trường đại học tại Hà Nội. Đáng nói, không chỉ đi dạy như thông thường mà phong cách ăn mặc, rồi thần thái của giảng viên này đều rất cá tính.
Đoạn clip tính đến thời điểm hiện tại đã nhận về hơn 2,5 triệu lượt xem, gần 70 nghìn lượt react cùng hàng trăm bình luận khác nhau từ netizen.
Gen Z đi dạy học có khác, chỉ có ngầu và siêu ngầu thôi! (Nguồn TikTok: lia251005)
Qua tìm hiểu, cô giáo trong đoạn clip tên là Nguyễn Ngọc Hồng Linh (sinh năm 1996, cựu sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội). Hiện tại cô đang là giảng viên năm nhất, bộ môn tiếng Anh tại khoa quốc tế ISBA Học viện Ngân hàng. Bên cạnh đó, với 8.5 IELTS, cô cũng là giảng viên dạy IELTS tại một trung tâm có tiếng.
Cô Linh cho biết mình vô cùng bất ngờ, không nghĩ rằng video “bị” sinh viên quay lén mình lại trở nên viral như vậy. Bởi lẽ, tự nhận là một người rất lowkey (thuật ngữ ý chỉ những người khiêm tốn, không thích phô trương bản thân quá nhiều đặc biệt là trên mạng xã hội), đến cả chụp ảnh cá nhân cũng không thích chứ đừng nói gì đến quay clip để đăng lên TikTok.
Cô Linh có phong cách “ngầu đét”
Cô “xịn xò” thế này, sinh viên nào cũng đi học chăm chỉ!
“Vào buổi tối hôm đó, bỗng dưng mình nhận được rất nhiều tin nhắn chia sẻ về video này, mình thấy khá khó tin và ngạc nhiên, sau đó là bối rối và thật lòng thì cũng hơi lo vì sợ mọi người sẽ có nhiều nhận xét tiêu cực. Nhưng sau đó thì mình rất hạnh phúc vì thấy khá nhiều bình luận tích cực và yêu quý từ các bạn”, cô Linh chia sẻ.
Sự lo lắng của cô Linh là hoàn toàn có cơ sở bởi từ trước đến nay, mọi người thường nghĩ giáo viên phải là người nghiêm nghị, chuẩn chỉnh, chỉ cần một chút “phá cách” là sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên, đó chính là quan niệm từ thời xa xưa thôi, sau khi Gen Z ra trường và bắt đầu tham gia vào giảng dạy, thì không chỉ cô Linh mà nhiều giáo viên trẻ khác đã làm thay đổi suy nghĩ của mọi người về một người giáo viên.
“Với việc toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa ngày nay, cùng với cả sự phát triển của mạng xã hội, mình nghĩ việc ăn mặc, tóc tai của giáo viên có lẽ cũng sẽ không còn nhiều bó buộc nữa, miễn sao mọi người đi làm thấy thoải mái để cống hiến hết mình, không quá phản cảm và gây khó chịu cho người khác là được.
Và cũng nhờ mạng xã hội nên hình ảnh của các thầy cô ‘chất’ cũng may mắn được truyền tải rộng rãi hơn, giúp các bạn học sinh sinh viên thấy cũng vui vui hơn, kiểu như các thầy cô cũng như mình mà, mình không có gì để ‘sợ’ thầy cô cả, và mình hoàn toàn có thể được thầy cô truyền cảm hứng, cũng như sẵn sàng học hỏi thêm từ các thầy cô. Và việc ăn mặc nhiều khi cũng thể hiện thế giới nội tâm của mọi người nữa, nên việc ăn mặc có phần trẻ hơn tuổi cũng là một cách để mình cùng nhiều thầy cô khác cố gắng không già hóa nhanh quá thôi”, cô Linh bày tỏ.
Cô Linh cảm thấy vô cùng bất ngờ khi nhận được sự quan tâm, yêu mến từ mọi người
Với khả năng ngoại ngữ vô cùng tốt, cùng tấm bằng tại ngôi trường top đầu được mệnh danh “Harvard Việt Nam” là Đại học Ngoại thương, thành thật mà nói cô Linh có rất nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, nữ giảng viên trẻ quan niệm “nghề chọn người”, chứ đôi khi “người không chọn được nghề”. Trước và sau khi tốt nghiệp, cô Linh cũng chỉ tình cờ bắt đầu công việc dạy học vì nhận được nhiều lời nhờ vả và lời khuyên từ bạn bè, sau dần dần thấy mê, thấy bản thân thật sự phù hợp với công việc này, không chỉ như một “side hustle” – một việc làm thêm, mà là một công việc chính thức và cống hiến thật sự cho nó.
“Khi theo đuổi công việc này, mình nhận được sự hỗ trợ và truyền cảm hứng từ một số các anh chị cấp trên nữa. Lúc đầu mình gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm rồi chưa thật sự có quá nhiều trải nghiệm trong hành trình học và dạy học ngôn ngữ. Nhưng sau khi tham gia kha khá các khóa học để cải thiện kỹ năng sư phạm thì dần dần mình cũng có tiến bộ hơn”, cô Linh tâm sự.
Một trong những kỷ niệm mà cô Linh nhớ mãi trong quá trình đi dạy của mình đó chính là bị nhầm là… sinh viên. Cô kể lại: “Có lần mình mượn đồ dùng để sử dụng trong lớp học thì các thầy cô nhầm mình là sinh viên và yêu cầu xuất trình thẻ sinh viên. Đương nhiên là mình không có rồi, phải giải thích mãi thì các thầy cô mới tin”.
Cô Linh thường bị nhận nhầm là sinh viên
Trong tương lai, cô Linh sẽ cố gắng theo đuổi công việc làm giảng viên đại học. Bên cạnh đó, cô cũng mong muốn hoàn thành ước mơ chinh phục tấm bằng Thạc sĩ ở một quốc gia nào đó.