Bức ảnh mẹ cho con đi du lịch bị chỉ trích: Đây là hành con, không phải dạy dỗ
Cách dạy con có phần quái đản của người mẹ này không được lòng nhiều người.
- Cha mẹ lên kế hoạch du lịch để gắn kết với con nhưng kết quả chuyến đi thất bại, nguyên nhân từ 3 sai lầm
- Phụ huynh khoe cho con đi du lịch sang chảnh, thầy chủ nhiệm nhắn 1 câu mà tất cả im bặt
- Khởi nghiệp làm du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn: “mỏ vàng” cần được đánh thức
Mới đây, một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội Douyin ở Trung Quốc đã khiến cộng đồng mạng nước này tranh cãi kịch liệt. Trong video, một bà mẹ đưa con gái đi du lịch hè bằng tàu. Đáng nói, đứa trẻ không có ghế ngồi và phải đứng ở lối đi, xung quanh không có chỗ bám nên em phải tựa vào ghế của một hành khách khác. Chốc chốc, em lại phải đứng lên để nhường lối đi cho nhân viên tàu và các hành khách.
Cứ tưởng 2 mẹ con này đen đủi, không mua được vé tàu ngồi nhưng qua những gì bà mẹ chia sẻ trên mạng xã hội thì có vẻ không phải. “Nếu có khó khăn thì phải bước qua, nếu không có khó khăn thì tạo ra và bước qua. Không có ghế ngồi khiến tôi bị mất đà vài lần”, bà mẹ này viết.
Một số cư dân mạng cảm thấy khó hiểu, đã để lại thắc mắc: “Tại sao lại không mua vé ngồi? Đi du lịch đâu phải việc gấp, đáng lý ra phải lên kế hoạch chỉn chu từ trước chứ?”. Người mẹ đáp lại: “Tôi muốn con gái cảm nhận những khó khăn mà tôi đã trải qua”.
Đứa trẻ không có vé ngồi nên phải đứng trên tàu.
Chia sẻ của người mẹ khiến ai nấy cạn lời! Thực tế, nhiều cha mẹ ngày nay chú trọng giáo dục con cái về những khó khăn trong cuộc sống, mục đích để con trở nên mạnh mẽ, nâng cao ý chí sinh tồn, sau khi ra xã hội sẽ không dễ bị những khó khăn, thử thách đánh gục.
Nhưng cha mẹ đã thực sự làm đúng cách? Và cách làm của cha mẹ đã mang lại hiệu quả hay chưa? Có phải “chỉ cần cho con cái trải qua những khó khăn mình đã chịu thì con cái sẽ hiểu được những khó khăn đó?”.
Thực chất, cha mẹ ép con chịu đựng kiểu “giáo dục đau khổ” một cách mù quáng và vô nghĩa chỉ vô tình gây ra thảm họa trong quá trình trưởng thành của con. Một người dùng mạng từng kể lại: Dù nhà có nồi cơm điện nhưng mẹ anh vẫn dậy từ 4h sáng để đốt củi nấu bếp, rồi kể lể cho con cái nghe công việc đó vất vả như nào. Rõ ràng nhà có máy giặt nhưng lại áp dụng cách “cổ xưa” là lấy chày đập vào quần áo, dù trời đang mùa đông rồi “khoe” với con đôi bàn tay đỏ ửng, sưng tấy của mình. Hễ thấy con dùng đồ điện nhiều một chút là mẹ anh sẽ kêu la, chỉ trích nặng nề.
Cha mẹ kiểu này thích chịu khổ cũng không sao, nhưng họ lại đặc biệt khó chịu khi con không chịu khổ như mình và than vãn, kể lể suốt ngày.
“Cuộc sống sung sướng con đang có hiện tại chính là nhờ bố mẹ đã vất vả hy sinh mà có”, đây chính là điều những bậc cha mẹ này muốn con khắc cốt ghi tâm. Thực tế, theo thời gian, khi đã thấm nhuần quan niệm này, con cái sẽ sống với cảm giác tội lỗi, kèm theo đó là sự thiếu an toàn trầm trọng.
Mỗi một chút hạnh phúc, mỗi giây phút thỏa mãn ngắn ngủi sẽ kéo theo cảm giác tội lỗi vô cùng lớn, như thể con không xứng đáng được sống một cuộc sống hạnh phúc một chút nào.
Khi lớn lên, con cái cảm thấy nhạy cảm, tự ti, không dám đòi hỏi điều gì, luôn sợ mắc nợ người khác và dần mất đi dũng khí để tích cực theo đuổi hạnh phúc.
Thực tế, muốn con cái hiểu được những khó khăn của cha mẹ thì phải cho chúng thử trải nghiệm cuộc sống của chúng ta theo cách khéo léo, nhẹ nhàng. Chẳng hạn cho con thử làm những công việc mà cha mẹ làm hàng ngày và trong quá trình đó có những chia sẻ, tương tác yêu thương với con. Thay vì dạy con theo kiểu “ăn miếng trả miếng” – ngày xưa bố mẹ khổ, bây giờ con cũng phải khổ lại như vậy.