Cậu bé đổi sắc mặt nhanh như chớp ngay khi được nhận lì xì, xem mà cười ngất: Trẻ nhỏ đúng là trung thực!
Nhiều người không thể nhịn cười khi nhìn biểu cảm của cậu bé này.
- Tình huống “ngượng chín người” của nhiều ông bố bà mẹ “mùa nhận lì xì” của các con: Chê tiền ít ngay trước mặt người tặng, làm sao bây giờ?
- Lì xì cho trẻ tưởng đơn giản nhưng nếu không lưu ý 5 điều sau, bạn dễ bị nói thiếu tinh tế
- Phát hiện mất một phong bao lì xì, cách ứng xử của cô con gái sau đó khiến bà mẹ Hà Nội bị “đơ” một lúc vì khó xử
Tết đến xuân về là dịp mà người người nhà đều mong chờ, bởi đây là khoảng thời gian chúng ta được nghỉ ngơi, được đến thăm họ hàng, bạn bè, trao nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Trẻ nhỏ lại càng thích Tết, bởi các em sẽ được mặc quần áo mới, được ăn nhiều món ngon và thích nhất là được lì xì!
Nói đến lì xì thì xung quanh việc này cũng có lắm chuyện dở khóc, dở cười. Chẳng hạn cư dân mạng Trung Quốc mới đây chia sẻ một clip nhận lì xì vô cùng hài hước. Cậu bé nọ ở “đất nước tỷ dân” khi đứng xếp hàng chờ người lớn lì xì đã rất vui mừng, háo hức. Khuôn mặt em hiện rõ sự hớn hở, nhất là khi người lớn lại cầm cả một cọc tiền. Tuy nhiên khi được nhận tiền lì xì, cậu bé đã chưng hửng, ngỡ ngàng thấy rõ vì số tiền lì xì được nhận không nhiều như tưởng tượng.
Sắc mặt thay đổi nhanh như chảo chớp cùa cậu bé
Sắc mặt thay đổi nhanh như chảo chớp của cậu nhóc này khiến ai cũng phải phì cười và bình luận rằng: “Quả đúng là trẻ nhỏ trung thực, không giấu được biểu cảm”.
Bên cạnh những bình luận hài hước, nhiều cư dân mạng cũng nhắc nhở vấn đề dạy cho trẻ nhỏ về ý nghĩa của tiền lì xì, để trẻ hiểu rẳng: Dù được mừng tuổi ít hay nhiều thì đều đáng trân trọng.
3 điều cha mẹ nên dạy con khi nhận lì xì:
– Hiểu về ý nghĩa của lì xì: Khi chuẩn bị đón xuân, cha mẹ nên kể cho con nghe về tục lệ nhận lì xì. Câu chuyện sẽ giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc tặng lì xì đầu năm. Người lớn lì xì cho trẻ nhỏ không mang ý nghĩa vật chất quá nhiều mà để cầu mong cho trẻ khỏe mạnh, học hành thông minh và mang đến sự may mắn.
– Chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết: Cha mẹ cần dạy cho trẻ cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến chơi nhà hoặc đi chúc Tết. Đó có thể là những câu chúc đơn giản, dễ học và phù hợp với hầu hết mọi người. Điều này có thể đem tới niềm vui cho tất cả mọi người.
– Biết cách cảm ơn và nhận bao lì xì bằng hai tay: Khi nhận lì xì, trẻ cần mỉm cười, nhận lì xì bằng hai tay và nói lời cảm ơn. Điều này thể hiện sự tôn trọng và biết ơn của người nhận đối với người cho. Những cử chỉ lễ phép sẽ khiến tất cả mọi người cảm thấy hài lòng và vui vẻ.
2 điều cha mẹ cần dạy con tránh khi nhận lì xì
– Không xé phong bao lì xì khi đang ở trước mặt khách: Trong văn hóa Á Đông, mở bất cứ món quà nào trước mặt người tặng cũng được coi là thiếu lịch sự. Do vậy, cha mẹ cần dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì. Điều này sẽ giúp hai bên tránh được những rủi ro đáng tiếc, ví dụ khi đứa trẻ “khó chịu” vì tiền lì xì ít, khiến người tặng khó xử. Cha mẹ có thể cầm giúp hoặc chuẩn bị cho trẻ một chiếc túi nhỏ để đựng phong bao lì xì.
– Không chê ít hay đòi hơn từ người cho: Trước đây, tiền mừng tuổi chủ yếu là tiền hào, tiền xu bởi theo quan niệm, tiền lẻ thể hiện sự sinh sôi nảy nở, làm ăn phát đạt trong năm mới. Do vậy, tiền lì xì không quá quan trọng về vấn đề mệnh giá. Cha mẹ cần dạy trẻ không nên chê ít hay đòi hơn, đòi thêm từ người cho.