Cậu bé liên tục kêu gào khi bị bố mẹ trói tay tại nơi công cộng vì nghịch ngợm, netizen: “Gọi cảnh sát ngay đi!”
Nhiều netizen lên án cách nuôi dạy con của cặp phụ huynh này.
- Chuyên gia giáo dục độc lập kể chuyện dạy con bằng 1 “hình phạt chết tâm” gây tranh cãi
- Cậu bé mê tivi không tắm rửa học hành, hình phạt của bố mẹ gây ý kiến trái chiều
- Cậu bé viết kiểm điểm tự đặt hình phạt, bố mẹ đọc xong hết hồn không dám bắt lỗi
Câu chuyện về cặp vợ chồng đến từ tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) quyết định trói cậu con trai lại, còn mình thì lại thản nhiên ngồi ăn uống ngay tại nơi công cộng mới đây đã làm bùng nổ một cuộc tranh luận.
Yueniu News đưa tin, nguyên nhân cặp vợ chồng này phạt con vì tội chạy lung tung và gây ồn ào khi đang ăn tại một nhà hàng BBQ tại một khu ẩm thực địa phương. Không kiềm chế được cơn giận giữ, người cha đã quyết định trói con trai vào cột bằng băng dính.
Người cha đã quyết định trói con trai vào cột bằng băng dính
Một du khách xuất hiện tại đó cho biết thêm, khu ẩm thực rất đông người ra vào buổi tối. Vị khách này chia sẻ với Yueniu News: “Tôi nghĩ hành động của hai bậc phụ huynh đó thật nực cười”.
Liên quan đến sự việc, netizen chia ra nhiều quan điểm tranh cãi, nhiều người chỉ trích gay gắt cách nuôi dạy con cái của cặp đôi này.
– Gọi cảnh sát ngay đi, hành động của phụ huynh như vậy là không thể chấp nhận.
– Chả hiểu phụ huynh nghĩ gì nhỉ, mình mà bị như vậy chắc tổn thương tới lớn.
– Nỗi đau của trẻ lại là trò tiêu khiển của người lớn, thật hết nói luôn.
– Mình nghĩ cặp phụ huynh này nên xem lại cách dạy con cái của mình, cứ con hư thì lại trói con vào à. Không biết ở nhà nếu tức giận họ còn phạt con đến mức nào nữa luôn.
– Bố mẹ vẫn thản nhiên khi con kêu gào thế á? Khó hiểu nhỉ, mình nghĩ họ không xứng làm bố mẹ đâu.
– Thương bé quá, không hiểu bố mẹ làm cái gì. Kể cả tức giận đến đâu cũng không được làm điều như vậy, đây chính xác là nguyên nhân những đứa trẻ hư ra đời đấy!
Những câu chuyện tranh cãi về cách nuôi dạy con cái khắc nghiệt tương tự cũng thường xảy ra tại Trung Quốc. Trước đó, một bà mẹ từng bị chỉ trích vì áp đặt chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt cho con trai mình, đến mức chỉ vì ăn một miếng bánh mà cậu bé bị mẹ bắt nhè ra ngay trong bữa tiệc sinh nhật của bạn cùng lớp, hay sự việc một cậu bé bị cha mẹ phạt xem tivi suốt đêm vì đã lén xem tivi quá nhiều…
Nguyên tắc phạt con đúng cách
Là cha mẹ ai cũng muốn con cái mình phát triển một cách tốt nhất cả về nhân cách sống lẫn văn hóa ứng xứ hằng ngày. Trẻ nhỏ còn hiếu động nên rất hay mắc phải những sai lầm, làm hư cái này làm hỏng cái khác. Vậy đâu là nguyên tắc phạt con cho đúng để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ?
Chắc chắn một điều rằng sự trừng phạt bằng đòn roi không những không mang lại hiệu quả mà còn hình thành thói quen xấu và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Để phạt con đúng cách khi mắc lỗi, cha mẹ trước tiên là không nên buộc tội con. Nếu trẻ chưa dám nhận tội mà đổ lỗi cho mọi thứ thì bạn có thể hỏi han con thay vì trách mắng và buộc tội.
Nếu như đó là những lỗi nhỏ, có thể thông cảm được thì bố mẹ có thể khuyên ngăn. Chẳng hạn, nếu con lén lút ăn vụng kẹo trong tủ lạnh khi chuẩn bị đến giờ ăn cơm nhưng lại chối lỗi và không thừa nhận, hãy cho chúng biết như vậy chúng sẽ bị no ngang đến bữa không ăn được gì, sau đó đến chiều lại nhanh đói không tốt cho sức khỏe. Bé cần xin phép cha mẹ trước khi ăn gì đó và nếu có lỡ ăn rồi thì phải thẳng thắn nhận lỗi. Điều này giúp bé tiếp thu được điều cha mẹ dạy cũng như rút kinh nghiệm cho lần sau.
Ảnh minh họa
Để bé trở nên ngoan ngoãn, trung thực thì trước hết cha mẹ hãy là tấm gương sáng để cho bé học theo. Cha mẹ thỉnh thoảng cũng có những lời nói dối mà đôi khi không để ý như: Cho con nghe điện thoại và nói là mình không có nhà, hoặc cũng có thể nói dối tuổi của con để giảm giá vé ra vào khu vui chơi… Điều này thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức cũng như hình thành nhân cách xấu cho bé. Chính vì thế cha mẹ tuyệt đối không nói dối trước mặt con cái.
Ngoài ra, hãy đảm bảo hình phạt con vừa phải để răn đe, không nên quá mức. Nhiều khi phạt nghiêm khắc quá lại khiến con quá sợ hãi gây ra ảnh hưởng xấu hoặc làm tình hình tệ thêm đi. Hãy đưa ra những hình phạt vừa phải và đảm bảo cho trẻ có cơ hội để sửa sai.
Theo SCMP, tổng hợp