Câu đố tiếng Việt: Bỏ đầu là một loài hoa/ Bỏ đuôi thành con vật/ Cắt dấu thành vũ khí – Là chữ gì?
Bật mí, câu trả lời rất quen thuộc với các chị em.
- Câu đố: “Đi thì túm, về thì banh/ Nghe mùi tanh tanh, đụng vào ướt ướt” – Là cái gì?
- Câu đố tiếng Việt: Chim gì bắt trói cô vào gốc cây?
- Câu đố tiếng Việt: Loài cá gì bị mang tiếng “bỏ mẹ, theo chồng”?
Bỏ đầu là một loài hoa/Bỏ đuôi thành con vật/Cắt dấu thành vũ khí – Đố bạn có chữ nào hội tủ đủ các đặc điểm nói trên? Đáp án tưởng phức tạp nhưng thực ra vô cùng đơn giản, thậm chí còn có ngay trước mặt.
Gợi ý một chút thì loài hoa nhắc đến ở đây thường được coi là biểu tượng của tình yêu. Đây là một trong những loại hoa phổ biến nhất cho đám cưới, sự kiện, các dịp đặc biệt, ngày lễ… Vế 2 là loại động vật ăn thịt, thường sống nơi yên tĩnh, săn mồi nhiều vào ban đêm và có khả năng di chuyển nhanh nhẹn.
Ở dữ liệu thứ ba, vũ khí ở đây chính là một loại bẫy thú hoặc người. Nó được làm bằng cây tre hoặc gỗ được vót nhọn và thường được đặt thẳng đứng trong lòng đất ở một khu vực với số lượng lớn.
Đến đây, hẳn nhiều người đã đoán ra được câu trả lời. Đáp án chính là chữ Chồng!
Khi bỏ đầu là “c”, ta được “hồng” – tên một loài hoa đã quá quen thuộc trong cuộc sống. Nhưng khi bỏ đuôi “g” ta được “chồn” – một loài vật và khi cắt dấu huyền, ta có “chông”.
Quả là một câu đố chữ thú vị đúng không nào! Ngoài chữ “chồng”, trong tiếng Việt còn vô vàn chữ khác mà khi “cắt đuôi, bỏ đầu”, thêm dấu, bỏ dấu sẽ ra nghĩa hoàn toàn khác và đã được dân gian vận dụng đưa thành câu đố. Chẳng hạn như:
“Cắt đuôi thì điếc tai anh/Cắt đầu thành quả trên cành cây cao/Không ai cắt xén thì sao?/Lênh đênh mặt nước chẳng bao giờ chìm/Là chữ gì?”.
– Đáp án là chữ Nổ – ổi – nổi.
Hay một câu đố khác: “Không huyền, là vị của hạt tiêu/Có huyền, công việc sớm chiều nhà nông/Mất đuôi, ăn có ngon không/Dầm tương, dân chúng ruộng đồng dùng quen – Hỏi là chữ gì?”.
Đáp án là chữ Cay – cày – cà.