Cha mẹ nên làm gì khi trẻ kể bị người khác động chạm cơ thể?

7 mins read
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ kể bị người khác động chạm cơ thể?

Một phụ huynh ở Trung Quốc mới đây chia sẻ trên mạng xã hội câu chuyện thu hút hàng ngàn bình luận. Chị cho rằng, bản thân cực kỳ “sửng sốt” khi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa hai cô bé.

Hai bé gái đang chơi trò chơi, bé áo xanh chạy trước, bé áo trắng còn lại đuổi kịp và ôm bạn từ phía sau. Đột nhiên, bé chạy trước quay lại, đánh vào mặt bạn mặc áo xanh một cái. Cô bé kia chững lại một hồi, sau đó bắt đầu khóc, tức tưởi hỏi: “Có chuyện gì vậy? Sao bạn lại đánh mình?”.

Bé áo trắng biết mình lỡ tay nên vội vàng xin lỗi. Nhưng sau khi xin lỗi, em cũng bắt đầu khóc, lắp bắp giải thích: “Xin lỗi, mình không cố ý, mình tưởng bạn sờ ngực nên đánh nhầm.”

Nói xong, sợ bạn không tha thứ nên cô bé lại tiếp tục giải thích: “Lần trước có một người chú chạm vào ngực mình, mình không cho nên đã đánh ông ấy. Chuyện này mình đã nói với mẹ. Bạn có thể hỏi nếu không tin. Mẹ mình cũng bảo phải phản kháng”.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ kể bị người khác động chạm cơ thể? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sự việc cũng làm phụ huynh này nhớ đến tin nhắn của một người mẹ khác. Cô kể rằng có lần con gái hỏi: “Có người sờ vào con, con phải làm sao?”. Kết quả, bà mẹ mơ hồ trả lời: “Sờ một chút có sao đâu con, vì trông con phúng phính đáng yêu đó thôi”.

Có thể thấy khi con hỏi: “Mẹ ơi, có người chạm vào con, con phải làm sao”, câu trả lời chung của các bà mẹ được chia thành 2 dạng:

Mẹ kiên quyết: Không được sờ! Cơ thể của con là quyền của con

Những bà mẹ này nuôi dưỡng cho trẻ ý thức tự bảo vệ mạnh mẽ. Trẻ hiểu rằng trong hoàn cảnh nào thì người khác không được phép chạm vào vùng kín của mình. Nếu có sự giáo dục và hướng dẫn, đứa trẻ có thể đưa ra quyết định, tự bảo vệ mình khỏi bị xâm phạm hoặc giảm bớt việc xảy ra những hậu quả có hại.

Mẹ dễ dãi: Sờ một chút có sao đâu

Những bà mẹ này rất dễ nuôi dạy “những đứa trẻ không trân trọng bản thân, lúc xảy ra hậu quả có hối hận cũng đã quá muộn. Việc nâng cao ý thức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của trẻ là điều cấp thiết.

Một Dự án Bảo vệ Trẻ em gái ở Trung Quốc đã tiến hành khảo sát trên 235 nam sinh và 219 nữ sinh tiểu học. Kết quả cho thấy chỉ có 17,58% các em biết thế nào là “giáo dục giới tính”. Và có tới 60,88% trẻ em hoàn toàn không hiểu gì về khái niệm này, không biết bộ phận nào của bản thân cần được bảo vệ để không bị người khác chạm vào.

Lý do những bậc cha mẹ này không cung cấp giáo dục phòng ngừa cho con cái có thể bao gồm các nguyên nhân sau:

1. Nghĩ rằng trẻ em an toàn và không có kẻ xấu nào làm hại chúng

Một số cha mẹ luôn cảm thấy rằng những người xấu sẽ không tấn công con cái của họ, và hành vi vi phạm là “chuyện của xã hội”. Dường như việc con có học kiến thức phòng tránh, biết cách phòng chống bắt nạt, phòng chống xâm hại tình dục hay không cũng không quan trọng.

Tuy nhiên, thực tế đáng sợ là rất nhiều bé gái từng gặp phải “bàn tay hư hỏng” chạm vào nơi vùng kín, cố ý hoặc vô ý. Đặc biệt là các em nhỏ trước khi vào tiểu học, thiếu ý thức tự bảo vệ và dễ bị người khác xâm hại.

2. Nghĩ trẻ em còn quá nhỏ để nói về những chủ đề nhạy cảm này

Cũng có một số bậc cha mẹ rất bảo thủ, họ cảm thấy việc nói với con về những chủ đề nhạy cảm này là điều xấu hổ và không cần thiết. Xét cho cùng, nhiệm vụ của đứa trẻ là học, và chủ đề này không liên quan gì đến việc học.

Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu xã hội cho thấy, trong các vụ xâm hại tình dục, 68% số em bị xâm hại nhận thức phòng ngừa quá yếu kém và thủ phạm là người quen.

Vậy, làm thế nào để nâng cao ý thức tự bảo vệ và tăng cường khả năng phòng ngừa của trẻ?

① Giáo dục giới tính cho trẻ càng sớm càng tốt để nâng cao ý thức tự bảo vệ

Trẻ 2 tuổi đã có nhận thức về giới tính và đặc biệt tò mò về cơ thể của chính mình. Trẻ từ 4-6 tuổi sẽ tò mò hơn về bạn khác giới và sẽ hỏi bố mẹ những chủ đề như “con từ đâu đến”. Trẻ tiểu học, với sự phát triển nhanh về thể chất và tiếp xúc nhiều hơn, sẽ rất dễ trở thành mục tiêu bị xâm hại.

Vì vậy, cha mẹ nên giáo dục giới tính cho con càng sớm càng tốt và dạy con cách tự bảo vệ mình. Ví dụ, nơi được che bởi đồ lót không nên để người khác nhìn thấy hoặc chạm vào, và nên chống lại nếu bị đụng chạm.

② Dạy cho trẻ các phương pháp tự bảo vệ và nâng cao khả năng phòng ngừa

Sử dụng những câu chuyện ngắn để nói với trẻ rằng chúng phải chống lại khi ai đó vô tình chạm và dạy con cách tự bảo vệ mình, điều này có thể cải thiện khả năng phòng thủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog