Chuyện ít ai biết về nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng đất Việt

10 mins read
Chuyện ít ai biết về nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng đất Việt

Chuyện ít ai biết về nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng đất Việt

Vũ., Theo Phụ nữ Việt Nam 23:36 08/06/2023

“Giả trai” để đến trường học hành và thi cử là câu chuyện không chỉ có trong phim ảnh.

  • Thi tốt nghiệp THPT: Cần thay đổi cách ra đề môn Lịch sử
  • Lịch sử thành môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT 2025: Bộ GD&ĐT lý giải
  • Phần mềm tra cứu lịch sử Việt Nam của nữ sinh Gia Lai

Một câu chuyện có thật trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

Thời phong kiến xưa, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” khiến phụ nữ khó có thể bình đẳng với nam giới, nhất là trong việc học hành, thi cử. Vậy mà có một nữ nhân đã đề danh bảng vàng, thi đỗ Trạng nguyên – danh hiệu học vị tiến sĩ cao nhất trong khoa thi Đình.

Đó là câu chuyện đầy bất ngờ về nữ nhi của một nhà Nho nghèo – Nguyễn Thị Duệ.

Nữ nhi tài hoa

Ngày 14/3/1574, ở vùng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, Hải Dương, một nữ nhi ra đời. Vốn sinh ra trong một gia đình Nho học nghèo khó, Nguyễn Thị Duệ (còn gọi là Nguyễn Ngọc Toàn), hiệu Diệu Huyền sớm thể hiện sự thông minh trác việt. Duệ cũng yêu thích chữ nghĩa từ nhỏ.

Theo Hải Dương Phong Vật Chí và tài liệu của Văn Miếu Mao Điền – Hải Dương, ngay từ thuở lên 10, Duệ đã trổ mã xinh đẹp, nhiều nhà quyền quý đến hỏi nhưng gia đình không thuận. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì “bà thông minh hơn người, học rộng văn hay, năm mới hơn 10 tuổi, cải trang làm con trai để đi học”.

Chuyện ít ai biết về nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng đất Việt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa bà Nguyễn Thị Duệ

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có dẫn, năm 1592, Trịnh Tùng tiến đánh Hải Dương, nhà Mạc thất thế. Nguyễn Thị Duệ cùng gia đình chạy lên Cao Bằng theo nhà Mạc. Dù chiến tranh cướp phá, mất mùa đói kém liên miên, Nguyễn Thị Duệ vẫn chăm chỉ học hành.

Giả trai đỗ đại khoa

Thời bấy giờ, phận nữ nhi chịu tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, luật lệ khi ấy không cho con gái dự thi.

Dù sống trong loạn lạc, bà vẫn chăm chỉ học hành. Gia đình cho bà theo học thầy. Năm tròn 20, cũng là khoa thi năm 1594, bà cải trang thành nam giới dự thi với tên Nguyễn Du và ghi danh bảng vàng, đỗ Trạng nguyên, đứng đầu khoa thi khi ấy. Khoa thi Hội này không thấy nhắc đến trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng như các sách viết về chế độ thi cử nước ta. Tuy nhiên, thông tin được tìm thấy trong cuốn Chí Linh Phong Vật Chí.

“Bà Chúa Sao Sa”

Trong cuốn Những Người Thầy Trong Sử Việt có nhắc đến việc khi triều đình mở tiệc đãi tân khoa, Nguyễn Thị Duệ lúc ấy lấy danh là Nguyễn Du đến làm lễ đầu tiên. Nhà vua khi ấy thấy Trạng nguyên mặt mày hồng hào, xinh đẹp mặt hoa da phấn, dáng dấp thanh nhã, khoan thai, đáy mắt long lanh. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí có chép: “Khi lớn, ứng thí khoa thi Hội đời Mạc, đỗ Tiến sĩ. Vua Mạc thấy dung mạo giống con gái, hỏi ra mới biết, lấy làm lạ”.

Biết bà cải trang nam giới, không những không trách phạt mà còn tỏ ý khen ngợi. Sau đó không lâu bà được vời vào cung để dạy các phi tần, rồi được phong Tinh Phi (nghĩa ngôi sao trên trời sa xuống, ngụ ý khen bà vừa xinh đẹp vừa sáng láng như một vì sao). Sau này, dân gian cũng quen gọi Tinh Phi là “Bà Chúa Sao Sa”.

“Đến khi nhà Mạc mất, ẩn ở dân gian, vua Lê nghe tiếng, cho triệu vào cung để dạy cung nữ, cho hiệu là Nghi Ái quan, dùng văn chương hầu hạ, không rời tả hữu. Mỗi khi vua hỏi việc gì, thị liền dùng tích xưa nay chép trong kinh sử để đá, vua Lê khen ngợi, cấp cho các thuế ở bản xã làm ngụ lộc” – Đại Nam Nhất Thống Chí chép rõ như vậy.

Nhận chức Nghi Ái quan, bà được phép tham gia chấm các bài thi Hội, thi Đình và cũng góp nhiều công sức lớn trong việc khuyến học thời ấy. Bà còn cùng các bậc túc nho đến giảng dạy, ôn tập cho sĩ tử. Không chỉ vậy, bà còn xin triều đình cấp ruộng đất cho canh tác lấy hoa lợi để giúp đỡ học trò nghèo chăm chỉ, vượt khó.

Hồi hương

Đến năm 70 tuổi bà xin về làng, dựng am Đàm Hoa để ở. Trong Chí Linh Phong Thổ Ký vẫn chép việc xã Kiệt Đặc thờ bà làm thần, vẫn còn bia kí. Khi ấy vua Lê giao cho bà số thuế của vùng Kiệt Đặc làm bổng lộc, bà chỉ dùng một ít để chi dụng cuộc sống, còn lại bà dành hết cho công ích, giúp đỡ người nghèo và học sinh nghèo.

Chuyện ít ai biết về nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng đất Việt - Ảnh 2.

Tượng thờ nữ Trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ.

Sau khi Nguyễn Thị Duệ mất, mộ của bà được đặt trên đỉnh đồi Mâm Xôi cạnh núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương).

Trên mộ có xây một ngôi tháp nhiều tầng, gọi là Tinh Phi cổ tháp, khắc 10 chữ Hán “Lễ sư sinh thông tuệ, nhất kính chiếu tam cương” (Lễ phi là người thông tuệ, một gương soi chiếu ba vua). Cuối thời Lê, Tinh Phi cổ tháp được xếp vào hàng Chí Linh bát cổ.

Năm 2004, có 8 vị đại khoa Hải Dương là hiền tài của đất nước được đúc tượng đồng và khám thờ, trong đó có nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ.

Tại Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương) có 637 vị tiến sĩ được thờ, trong đó có bài vị của nữ tiến sĩ duy nhất đề tên “Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ”. Tháng 12/2020, UBND TP Hà Nội đặt tên Nguyễn Thị Duệ cho một con phố ở quận Cầu Giấy.

Ngày 28/6/2006 UBND tỉnh Hải Dương đã ký quyết định số 2283/ QĐ-UBND phê duyệt dự án xây dựng đền thờ Nguyễn Thị Duệ. Đền thờ bà mặt hư­ớng theo phía Tây Nam, nằm trên đồi Mâm Xôi tựa nh­ư viên ngọc đư­ợc bao bọc bởi dãy núi Ph­ượng Hoàng.

Chuyện ít ai biết về nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng đất Việt - Ảnh 3.

Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ trên đồi Mâm Xôi cạnh dãy Phượng Hoàng

Lưng tựa núi, mặt hướng về đập nước rộng thênh thang những cánh cò, cánh vạc. Nơi ấy quả thực là vùng địa linh nhân kiệt, “đất lành chim đậu” vang vọng mãi câu ca:

“Lạ thay nhất kính chiếu ba vương

Kiệt Đặc tinh phi vốn cố hương

Đẹp tuyệt trần gian thêm sắc sao

Đỗ đầu thi Hội nổi văn chương

Mất còn truyện ấy thây dâu bể

Mến trọng ơn này, tự phấn hương

Gia ký hai câu còn để lại

Tháp hoa đầu núi mấy tinh sương…”.

  • nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử việt nam
  • nữ trạng nguyên
  • Sử Việt
  • nữ trạng nguyên nguyễn thị duệ

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog