Đang làm bài tập điền nốt câu tục ngữ, bé gái lớp 2 bỗng hỏi …

6 mins read
Đang làm bài tập điền nốt câu tục ngữ, bé gái lớp 2 bỗng hỏi …

Đang làm bài tập điền nốt câu tục ngữ, bé gái lớp 2 bỗng hỏi 1 câu khiến bố “đứng hình”: Trẻ con thời nay tư duy ghê thật!

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ mới 06:10 21/12/2023

Nhiều người khen bé gái tư duy tốt, biết đặt ngược lại câu hỏi để tìm ra ngọn nguồn vấn đề.

  • Cậu nhóc từng gây sốc truyền thông toàn cầu vì tuyên bố làm cha ở tuổi 13: Cuộc sống giờ ngập trong bi kịch
  • Từng bị dạy dỗ sai cách trong quá khứ rồi lại áp dụng vào con gái, mẹ Hà Nội may mắn “thức tỉnh” kịp lúc, tránh được bi kịch
  • Cử nhân 33 tuổi thất nghiệp, sống bám cha mẹ suốt 10 năm: Tiết lộ sự thật bi kịch ngay trên sóng truyền hình

Sự sáng tạo và trí tưởng tượng của học sinh tiểu học quả thật là vô tận. Nhưng cũng vì quá… sáng tạo và thật thà nên đôi lúc, cha mẹ khi xem được nội dung một bài làm hay nghe con phát biểu một ý tưởng sẽ cảm thấy không biết nên cười hay mếu.

Mới đây, một ông bố ở Hà Nội chia sẻ tình huống không đỡ nổi từ con gái đang học lớp 2 của mình. Được biết, khi đang làm bài tập điền vào câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay…” với 3 đáp án: “Đỡ đần, tức giận, vui vẻ”, bé gái đã chọn phương án 1. Tuy nhiên, vừa điền xong, cô bé quay sang hỏi bố: “Có phải họ viết như vậy để đọc cho vần hả ba? Con thấy, nếu để từ “đỡ… ngốc” sẽ dễ hiểu hơn chứ”.

Thì ra, cô bé này đã hiểu nhầm “đỡ đần” ở đây chính là làm cho bớt… “đần”. “Đần” trong trường hợp này sẽ được hiểu theo nghĩa: Kém về khả năng nhận thức và thích ứng; Đồng nghĩa với dốt, độn, khờ…

Đang làm bài tập điền nốt câu tục ngữ, bé gái lớp 2 bỗng hỏi 1 câu khiến bố đứng hình: Trẻ con thời nay tư duy ghê thật! - Ảnh 1.

Ảnh chụp bài tập của cô bé lớp 2

Nhiều người khen bé gái tư duy tốt, biết đặt ngược lại câu hỏi để tìm ra ngọn nguồn vấn đề. Chỉ cần phụ huynh cố gắng kiên nhẫn giải thích cho con hiểu thì bé sẽ nắm vững kiến thức và tiếp thu thêm được nhiều bài học hay.

Trên thực tế, “đỡ đần” trong câu tục ngữ trên không liên quan đến nghĩa ngốc nghếch mà là trợ giúp thêm cho bớt vất vả, khó khăn. Chẳng hạn: Làm thêm để đỡ đần gia đình.

Trong câu tục ngữ nói trên, tác giả đã sử dụng lối nói so sánh, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn… Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn hay lúc sóng yên biển lặng.

  • dạy con
  • relax
  • bài tập

Latest from Blog