Dạy trẻ “đánh chừa”, câu nói quen thuộc khiến con học …

7 mins read
Dạy trẻ “đánh chừa”, câu nói quen thuộc khiến con học …

Dạy trẻ “đánh chừa”, câu nói quen thuộc khiến con học cách đổ lỗi cho hoàn cảnh

Thảo Hương, Theo Trí thức trẻ 12:24 13/07/2023

Cho phép đổ lỗi đồng nghĩa với việc để đánh mất những bài học quan trọng của cuộc đời, hạn chế sự chủ động trong cuộc sống.

  • 8 sai lầm cha mẹ dễ mắc phải khi dạy dỗ con cái: Điều đầu tiên cần chú ý nhất
  • Từng mắc nhiều sai lầm khi con học mầm non và tiểu học, bà mẹ đúc kết 8 điều lưu ý
  • Mắc sai lầm khi dạy con, ông bố được “thức tỉnh” chỉ nhờ 1 câu nói

Văn hóa “đánh chừa”

Em bé Tôm chạy nhanh va vào ghế, cậu bé lăn ra nhà và khóc lóc. Bà nội vội vàng chạy lại vừa xoa cho cháu vừa chỉ vào cái bàn “đánh chừa này, hư này, làm cháu bà đau này”. Tôm nín khóc nhưng từ đó trở đi, mỗi lần bị đau, bé đều dùng ngay câu “đánh chừa”.

Còn em bé Chíp, cũng vì quen thói “đánh chừa” mà con sử dụng trong mọi hoàn cảnh, từ đồ chơi, cô giáo tới bạn bè. Cũng có vài lần cô phản ảnh thì mẹ Chíp gạt đi: “Trẻ con biết gì đâu”.

Có lẽ cụm từ “đánh chừa” đã trở thành một trong những câu cửa miệng của nhiều gia đình có con nhỏ, xuất hiện thường xuyên ở giai đoạn em bé từ mầm non trở xuống. Mỗi khi ngã, bị đau, mè nheo, ăn vạ hay đòi hỏi một điều gì, trẻ hay có thói quen học theo cách mà người lớn vẫn làm.

“Đánh chừa em Min lấy đồ chơi của chị Chíp này”, “Đánh chừa cái ghế làm cháu yêu của bà ngã này”… Với nhiều phụ huynh, cách giải quyết này cực kỳ nhanh gọn, dễ dàng khiến bé quên đi cảm giác đau đớn hay khó chịu.

Dạy trẻ đánh chừa, câu nói quen thuộc khiến con học cách đổ lỗi cho hoàn cảnh - Ảnh 1.

Hành vi “đánh chừa” và đổ lỗi

Khi nói tới cụm từ này, ý nghĩa của chúng là phủ nhận hoàn toàn lỗi do bản thân gây ra, thay vào đó là đổ lỗi cho đối phương hay một đối tượng nào khác. Trẻ em như một trang giấy trắng, chúng học theo người lớn rất nhanh, đặc biệt là những điều lặp đi lặp lại hàng ngày.

Có thể nói, hành động dạy con “đánh chừa” sẽ khiến chúng học cách đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh, không chịu nhận lỗi về bản thân mình.

Rất nhiều lần người lớn khi trẻ còn nhỏ thì dạy “đánh chừa”, hay tìm những lý do đổ lỗi tương tự nhưng khi trẻ lớn lên bướng bỉnh, không chịu nhận lỗi khi làm sai thì lại dạy dỗ bằng đòn roi. Điều quan trọng nhất mà cả trẻ em và người lớn cần nhìn ra đó là nguyên nhân và trách nhiệm của bản thân đối với các hành vi của mình.

Hậu quả từ thói quen “đánh chừa” và cách xử lý

Tất cả những hành động của bé đều xuất phát từ những hành động của bố mẹ và những người xung quanh. Hành động đánh chừa cũng thế. Bé hay đánh chừa vì cả nhà thường xuyên đánh chừa.

Nguy hiểm hơn, bé quen đánh chừa lớn lên sẽ quen đổ lỗi cho người khác. Tính tình bé có thể hung hãn hơn, quen thói đánh, đập, tát người khác. Tốt nhất, bố mẹ không nên tạo cho bé thói quen đánh chừa. Nếu có đánh chừa, phải đánh chừa người lớn trước vì người lớn đã dạy con thói quen đó.

Theo chuyên gia tâm lý học Lê Khanh, không chỉ riêng bé Chíp mà có nhiều bé khác trong độ từ 1 – 2 tuổi thích đánh chừa người khác. Đơn giản, vì cả nhà xúm vào dạy bé đánh chừa thì làm sao bé không bắt chước được cơ chứ.

Để giúp bé không tập nhiễm thói quen đó, cả nhà không được nói từ đánh chừa hay đánh chừa bất kỳ một người nào, một đồ vật gì. Nếu bé vẫn có thói quen đánh chừa, cả nhà áp dụng chính sách “ba không”: “Không nghe – không thấy – không phản ứng”, nghĩa là coi như không có chuyện gì xảy ra, không khen, không chê, không trách phạt gì cả – lờ đi như chưa hề có chuyện đó – dần dần cháu sẽ quên đi thôi. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng một số hành vi tích cực khác sau khi cháu đã giảm chuyện đánh chừa) để thay thế.

  • Bài học dạy con
  • dạy con
  • sai lầm dạy con

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog