Một gia đình hạnh phúc là có một người cha trí tuệ lớn và một người mẹ biết vun vén cho cuộc sống gia đình. Cha mẹ là người thầy của con cái trên đường đời. Cách giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng và đồng hành với trẻ, ngay khi trẻ trưởng thành sẽ có xu hướng trở thành kiểu mẫu đó.
Trong giáo dục gia đình, vai trò của người cha rất quan trọng. Nhưng thói quen ứng xử, tác phong, lối sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng phát triển của đứa trẻ.
Như nhà Tâm lý giáo dục nổi tiếng Sukhomlynsky đã nói trong cuốn “Giáo dục gia đình”: “Nguồn gốc sự phát triển năng lực nhân cách của trẻ nằm ở trí tuệ và sự tu dưỡng của người mẹ”.
Vì vậy, một nền giáo dục gia đình tốt không thể tách rời sự đồng hành chu đáo của người mẹ. Hãy theo dõi một câu chuyện nhỏ thú vị về cuộc sống đời thường để hiểu rõ hơn về vai trò của người mẹ.
Có một cặp vợ chồng luôn uống mỗi tách latte hàng ngày. Nhà tài chính David Bach đã tiến hành phân tích chuyên sâu về thói quen này và đưa ra câu trả lời kinh ngạc. Theo đó, 2 cốc latte có giá khoảng 70 NDT, như vậy chi phí hàng năm là 25.550 NDT. Sau 30 năm, chi phí uống latte lên tới 760.000 NDT.
David Bach chỉ ra rằng, mọi người luôn có một số chi tiêu thường xuyên không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù hiện tại đó chỉ là khoản chi tiêu lẻ tẻ, không tốn nhiều tiền. Nhưng khi tích lũy lại có thể đạt đến con số đáng kinh ngạc. Đây là lý do mà nhiều người thường đặt câu hỏi vào cuối năm: Mình đã tiêu nhiều tiền như vậy từ khi nào?
Nếu chuyển hiệu ứng “latte” sang giáo dục gia đình cũng như vậy. Trong cuộc sống gia đình, mẹ là người kể cho con nghe về cuộc sống đời thường. Mẹ có trách nhiệm quan trọng trong việc phát triển hành vi, thói quen hàng ngày của trẻ. Những đứa trẻ lớn lên kém cỏi, tiêu xài hoang phí liên quan đến 3 thói quen sau của người mẹ.
1. Nuông chiều, đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ
Trong cuộc sống sẽ có kiểu mẹ đáp ứng mọi yêu cầu của con, dù hợp lý hay không thì mẹ cũng sẽ chấp thuận.
Một số người mẹ luôn lấy lý do “con còn nhỏ” để chiều chuộng con, khiến con mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân. Thậm chí, trẻ còn dễ dàng coi thường sự quan tâm, yêu thương của mẹ, không biết ơn, không trân trọng. Chiều chuộng trẻ cần ở mức độ phù hợp với hoàn cảnh và tình huống cụ thể.
Nhà Tâm lý học Alesha đã nói: “Việc trì hoãn sự hài lòng của trẻ đúng cách là cần thiết trong việc giáo dục gia đình”. Nhiều người mẹ hiểu rõ tác dụng của việc trì hoãn sự hài lòng là để tốt cho con cái về lâu dài. Họ không cho phép trẻ chỉ chờ đợi mà cần tự chủ trong cuộc sống thông qua việc trì hoãn sự hài lòng.
2. Trì hoãn, sống không có kế hoạch
Trì hoãn là căn bệnh nhiều người mắc phải. Một khi việc gì bị trì hoãn, không có kế hoạch thì rất dễ khi thực hiện trở nên nóng vội, dễ mắc sai lầm. Nếu trong giáo dục gia đình, người mẹ chỉ hành động theo cảm tính mà không lên kế hoạch chu đáo sẽ dễ để lại hậu quả. Thậm chí trở thành tấm gương xấu cho con cái, khiến con mất đi khái niệm về thời gian.
Người mẹ cần dạy con lên kế hoạch và chuẩn bị trước để có thể đối mặt với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý Xã hội châu Âu cho thấy những người lập kế hoạch cụ thể có nhiều khả năng hành động hơn. Và những kiên trì với hành động của mình có thành công cao hơn 91%. Ngược lại, tỷ lệ thành công của những người dựa vào việc đưa ra quyết định tạm thời để giải quyết vấn đề chỉ là 35%.
3. Ham muốn kiểm soát quá mạnh mẽ
“Mẹ làm điều đó vì lợi ích của con”, “Mẹ làm vậy để giúp con tránh đi đường vòng”, “Mai này con sẽ hiểu việc mẹ làm hôm nay”,… Đây là những câu nói mà nhiều người mẹ thường dành cho con mình.
Không ít người mẹ theo dõi cuộc sống của con mình và tự quyết mọi việc thay con. Chẳng hạn đó là hoạt động vui chơi, sở thích, học tập,… thậm chí là cả đồ ăn. Việc kiểm soát quá mức thực chất là một kiểu bạo hành tinh thần đối với trẻ. Điều này chỉ hủy hoại đi tài năng của trẻ, khiến trẻ trở nên nhút nhát. Thậm chí trẻ còn dễ hình thành tâm lý “trả đũa” sau khi trưởng thành.