CLB của những người thông minh nhất thế giới: Chỉ 2% dân số có khả năng tham gia, cách duy nhất ứng tuyển là sở hữu IQ như Albert Einstein
Đây là một tổ chức phi lợi nhuận dành cho những người có IQ cao hơn 98% nhân loại.
- Nỗi khổ khi bị tẩy chay của thần đồng có IQ cao hơn Albert Einstein, 11 tuổi đã học thạc sĩ
- Cô bé 11 tuổi bị tự kỷ có IQ cao hơn cả Albert Einstein
- 10 người có IQ cao nhất thế giới là ai? Nhà bác học Albert Einstein chỉ xếp thứ 8, vị trí thứ 3 được mệnh danh là “người ngoài hành tinh”
Nguồn gốc của Mensa
Mensa là cộng đồng gồm những người có IQ cao lâu đời nhất trên thế giới. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận dành cho những người có điểm số IQ cao hơn 98% nhân loại, kết quả thu được từ việc kiểm tra IQ hoặc thông qua một số kết quả bài kiểm tra trí thông minh hợp lệ khác.
Từ mensa (/ mɛnsə/; Latin: /mensa/) có nghĩa là “bảng” trong tiếng Latin, được biểu tượng hóa và chọn để thể hiện tính chất bàn tròn của tổ chức. Mensa là một “xã hội bàn tròn”, trong đó sắc tộc, màu da, tín ngưỡng, nguồn gốc quốc gia, tuổi tác, chính trị, trình độ học vấn và nền tảng xã hội của mỗi thành viên đều bình đẳng như nhau.
Vào năm 1946, Roland Berrill – luật sư người Úc và tiến sĩ Lancelot Ware – nhà khoa học và luật sư người Anh, đã thành lập Mensa tại trường Lincoln College, ở Oxford (Anh). Ý tưởng ban đầu của họ là hình thành một cộng đồng cho những người rất thông minh với chỉ số IQ cao.
Ảnh minh họa
Ngày nay, có khoảng 145.000 Mensan (ý chỉ người trong cộng đồng Mensa) ở khoảng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các tổ chức Mensa đang hoạt động ở mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực. Ba mục đích mà tổ chức Mensa hướng đến luôn giống nhau dù ở khu vực nào: (1) Để xác định và bồi dưỡng trí tuệ vì lợi ích của nhân loại; (2) Khuyến khích nghiên cứu về bản chất, đặc điểm và cách sử dụng trí thông minh; (3) Cung cấp một môi trường trí tuệ và kích thích sự phát triển cho các thành viên của mình.
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng thành viên trong cộng đồng Mensa lớn có thể kể đến như: Mỹ (hơn 50.000 người); Anh (hơn 19.000 người); Đức (hơn 16.000 người); Thụy Điển (hơn 7.200 người); Cộng hòa Séc (6.042 người);Hungary (hơn 4.700 người); Nhật Bản (hơn 4.500 người); Pháp (hơn 4.000 người); Hàn Quốc (hơn 2.400 người)…
Chi phí tham gia vào nhóm cũng khác nhau tùy thuộc vào phạm vi, khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ. Chẳng hạn như ở Mỹ – 79 USD (hơn 1,9 triệu đồng); Anh – 71.95 Euro (hơn 1,8 triệu đồng); Hàn Quốc – 50.000 KRW (hơn 900 nghìn đồng); New Zealand – 45 NZD (hơn 637 nghìn đồng)…
Ảnh minh họa
Tiêu chí duy nhất để vào được Mensa là bạn phải thuộc nhóm 2% những người thông minh nhất hành tinh. Mensa có một cuộc kiểm tra chỉ số thông minh riêng và cũng chấp nhận kết quả một số cuộc kiểm tra khác. Những ứng viên muốn gia nhập câu lạc bộ này có thể liên lạc với các chi nhánh Mensa gần nơi mình sinh sống. Hiện nay ở châu Á, Mensa có chi nhánh tại Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Philippines và Singapore.
Lợi ích của thành viên Mesan bao gồm: cơ hội tham gia vào các nhóm thảo luận về những sự kiện xã hội, các cuộc họp thường niên… Mensa International cung cấp khoảng 200 nhóm lợi ích đặc biệt (SIG) ở nhiều lĩnh vực học thuật và hoạt động giải trí. khác nhau… Tại đây, họ có thể trao đổi ý tưởng thông qua các bài giảng, thảo luận, tạp chí, các nhóm lợi ích đặc biệt và các cuộc họp mặt, điều tra ý kiến và thái độ của các thành viên, hỗ trợ các nhà nghiên cứu, cả trong và ngoài Mensa…
Những trường hợp “hy hữu” tại Mensa
Người dân Anh hồi đầu năm từng có dịp xôn xao trước thông tin về Chloe Bennion – một bé gái chỉ mới 6 tuổi nhưng có IQ đến 138. Với chỉ số IQ như vậy, đương nhiên cô có thể giành chắc một suất tại Mensa. Cha mẹ Chloe quyết định cho cô bé tham gia cuộc kiểm tra chỉ số thông minh sau khi Chloe liên tục bỏ xa bạn bè ở trường học. Thông minh là thế nhưng ước mơ của Chloe thật đơn giản là trở thành y tá.
Trong lịch sử của Mensa, Chloe không phải là người trẻ tuổi nhất gia nhập câu lạc bộ. Vào năm 1997, một bé gái khác tên Dineshi – cũng là người Anh với IQ 158 lúc chỉ mới lên 3 và nghiễm nhiên gia nhập câu lạc bộ 2% người thông minh nhất thế giới này.
Trí thông minh của Dineshi thật khó giải thích. Lúc chỉ mới 1,5 tuổi, cô bé đã đọc vanh vách bảng chữ cái cùng những ngày trong tuần. 2 tuổi, Dineshi bắt đầu học tiếng Pháp và vài tháng sau bắt đầu làm những phần trong sách dành cho học sinh 7 tuổi. Đến nay, cô bé đã sở hữu một bộ sưu tập hơn 150 huy chương sau hàng loạt cuộc thi hát, múa hiện đại, thể dục, đóng kịch…
Tất nhiên, những thiên tài nhí như 2 cô bé kể trên không phải là nhiều. Phần lớn thành viên của Mensa ở độ tuổi từ 20-60 (người già nhất 94 tuổi). Nghề nghiệp của họ cũng thuộc đủ loại thượng vàng hạ cám, từ nông dân, thợ thổi thủy tinh, tài xế xe tải, lính cứu hỏa đến nghệ sĩ, lập trình viên máy tính, nhà khoa học…
Thông minh nhưng không phải ai thuộc Mensa cũng ham học, trong khi có thành viên đã lấy nhiều bằng tiến sĩ thì cũng không thiếu người chẳng hoàn thành nổi bậc trung học. Và sự thành đạt của các thành viên cũng khác nhau, có người phải sống bằng trợ cấp xã hội trong khi người khác làm triệu phú. Danh tiếng cũng thế, nhiều thành viên chẳng được ai biết đến trong khi số người nổi tiếng không hiếm.
Một trong những thành viên Mensa được biết đến nhiều là Marilyn Vos Savant, người có tên trong sách Guinness với chỉ số thông minh cao nhất thế giới là 228. Bà phụ trách một chuyên mục mang tên Ask Marilyn (Hỏi Marilyn) trên tạp chí Parade, tại đó bà sẵn sàng trả lời hoặc đưa ra dự đoán cho những thắc mắc của mọi người.
Bà Marilyn Vos Savant
Nhiều người cho rằng các cô gái đẹp thường kém thông minh nhưng nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar – Beena Davis đã chứng minh điều ngược lại với tư cách thành viên trong Mensa.
Một thành viên nổi danh khác là Donald Petersen – cựu Chủ tịch hãng Ford Motor mà dưới thời của ông, 2 trong số những loại xe hơi thành công nhất của Ford đã ra đời là Mustang và Maverick.
Ngoài ra, có thể dễ dàng kể đến những tên tuổi khác trong Mensa như Bobby Czyz – nhà cựu vô địch quyền Anh hạng nặng thế giới, Jaen Auel – tác giả của nhiều quyển sách thuộc loại best seller, Ellen Morphonios – cựu người mẫu trở thành thẩm phán…
Donald Petersen
Người ta gia nhập Mensa vì nhiều lý do khác nhau. Có thành viên đơn thuần chỉ muốn có nơi tha hồ được nói chuyện khôi hài trong khi một số người khác thực sự muốn mở mang kiến thức và đóng góp cho xã hội.
Theo Mensa.org, Tổng hợp