Những ngày gần đây, nhiều khu vực ở Hà Nội thường xuyên “chìm” trong bầu không khí trắng đục mịt mù của sương và khói bụi
Ngày 30/12, thông tin từ ứng dụng IQAir ghi nhận mức ô nhiễm không khí (AQI) Hà Nội cao thứ 3 trên thế giới, ở mức 216, rất nguy hại cho sức khỏe của con người
Từ sáng đến tối, thành phố Hà Nội luôn chìm trong màn sương trắng mờ đục
Từ sáng sớm ngày 30/12, bầu trời Thủ đô trong tình trạng mịt mù, không nhìn rõ cảnh vật
Các toà nhà cao tầng bị che khuất, chỉ nhìn thấp thoáng
Lớp bụi mờ ảo cũng khiến tầm nhìn của người tham gia giao thông bị hạn chế
Dù là ban ngày, nhưng các phương tiện phải bật đèn di chuyển để đảm bảo an toàn giao thông
16h30 chiều cùng ngày, tình trạng trên vẫn chưa có dấu hiệu giảm
Khắp nơi, lớp sương mù trắng đục vẫn bao phủ, nuốt trọn các công trình, đường phố của TP.Hà Nội
Tình trạng này khiến số người mắc bệnh về đường hô hấp, mũi họng gia tăng, thậm chí có người còn bị khó thở, đau đầu khi ra đường
Anh Nguyễn Việt Hùng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, sống trong bầu không khí ô nhiễm nặng, anh thường xuyên cảm thấy ngạt mũi, khó thở nên rất ngại ra đường trong những ngày này. “Lúc đầu, tôi nghĩ chỉ là sương mù hay do thời tiết buổi sáng mùa đông nên như vậy, nhưng khi theo dõi tin tức, mới biết là ô nhiễm không khí. Hiện tượng này kéo dài nhiều ngày, tôi cảm thấy rất lo lắng. Mỗi khi ra đường, tôi chỉ biết đeo khẩu trang để giữ an toàn cho bản thân”, anh Hùng nói
Trước tình trạng trên, các chuyên gia khuyến cáo, khi không khí ô nhiễm, nhóm người bình thường nên giảm các hoạt động mạnh khi ở ngoài trời, tránh tập thể dục kéo dài. Những người thấy có triệu chứng đau mắt, ho hoặc đau họng… nên cân nhắc giảm các hoạt động ngoài trời. Những người mắc bệnh hen suyễn có thể cần sử dụng thuốc thường xuyên hơn. Nhóm người nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn, tránh hoạt động ngoài trời. Người dân tốt nhất nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh, nếu thật sự cần thiết phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn