Con trai đỗ ĐH Thanh Hoa, mẹ phấn khởi khoe lên mạng nhưng không ai chúc mừng mà nhận lại cái kết buồn
Đang vui mừng vì con đỗ Thanh Hoa, cảm xúc của bà mẹ đã hoàn toàn sụp đổ sau khi đọc bình luận của bạn bè.
- Học trò nghèo đỗ ĐH Thanh Hoa, cả làng góp tiền nuôi đi học, 10 năm sau cậu quay lại “trả ơn” bằng món quà hơn 260 tỷ
- Cô gái thi đại học điểm thấp, ĐH Thanh Hoa vẫn “đặc cách” giảm 60 điểm chuẩn để mời nhập học, lý do vì đâu?
- Một đứa trẻ phải trải qua những gì mới chịu nỗ lực học tập? Sinh viên đỗ Thanh Hoa với số điểm kỷ lục đã đưa ra câu trả lời hay nhất
Tại Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa cùng Đại học Bắc Kinh là 2 ngôi trường top đầu danh tiếng nhất, là ước mơ của mọi học sinh. Được nhận vào “Thanh Bắc” đồng nghĩa với việc phải là người xuất sắc vượt trội và chắc chắn sẽ có một tương lai trải hoa hồng. Đây là niềm tự hào vô cùng lớn không chỉ đối với cá nhân học sinh mà còn của cả gia đình.
Cách đây một thời gian, một thí sinh tên Tiểu Từ đã đạt 712 điểm trong kỳ thi đại học và thành công được nhận vào Thanh Hoa. Trong niềm hạnh phúc vỡ òa, mẹ của nam sinh đã đăng lên mạng xã hội báo cho bạn bè, người thân biết tin mừng. Hành động ngỡ rất bình thường này không ngờ đã dẫn đến một câu chuyện đáng buồn.
Tự hào khoe con và cái kết buồn
Trước kỳ thi tuyển sinh đại học, Tiểu Từ luôn nói với mẹ rằng cậu sẽ học hành chăm chỉ để vào được Đại học Thanh Hoa. Ngay từ nhỏ, cậu đã học tập rất tốt và là một “con nhà người ta” điển hình. Mẹ của Tiểu Từ luôn tự hào về con trai, mỗi khi nhắc đến con với người khác, bà lúc nào cũng kể ra những điểm tốt của con trai mình.
Suốt giai đoạn ôn thi, Tiểu Từ luôn thức ngày thức đêm để ôn luyện. Cậu thậm chí chỉ đăng ký đúng một nguyện vọng là vào Thanh Hoa để tự tạo động lực không thể lùi bước cho mình. Sự nỗ lực của nam sinh sau đó đã được đền đáp xứng đáng.
Sau khi nhận được tờ giấy nhập học trong mơ, mẹ Tiểu Từ đã đăng lên phần story của tài khoản mạng cá nhân hình chụp giấy nhập học của con trai với nội dung: “Con trai đỗ Thanh Hoa rồi, xuất sắc quá, giỏi quá!”.
Giấy báo nhập học của ĐH Thanh Hoa là điều mà hầu như học sinh Trung Quốc nào cũng mơ ước
Trên thực tế, tâm lý và hành động khoe lên mạng của bà mẹ này rất phổ biến và không có vấn đề gì. Một khi nhận được cuộc gọi hoặc thư thông báo nhập học từ Đại học Thanh Hoa hay Đại học Bắc Kinh, bất kể là thí sinh hay phụ huynh đều nên rất phấn khích và tự hào.
Nhưng điều không ngờ tới là sau khi mẹ của Tiểu Từ đăng ảnh lên, không lâu sau cảm xúc của bà đã sụp đổ.
Lúc đầu, mẹ của Tiểu Từ thấy rằng không có nhiều người thích story của mình, nhưng bà không quan tâm và tập trung làm việc khác. Nhưng vài tiếng sau khi cầm điện thoại lên lần nữa, bà bàng hoàng phát hiện phần bình luận của mình đã đầy rẫy lời nói vô cùng khó nghe:
“Được nhận vào Đại học Thanh Hoa thì có gì tuyệt vời? Ở đâu mà chả có sinh viên đại học…”
“Thật không biết khoe cái gì, đăng ảnh phong cảnh còn hơn!”
“Ngưỡng vào đại học bây giờ thấp thế sao? Ai cũng vào được như thế này?”
“Đỗ Thanh Hoa thì có cái gì đâu!”
Nhìn thấy những lời ác ý này ở khu vực bình luận, mẹ của Tiểu Từ như bị sét đánh ngang tai. Bà không hiểu vì sao bà chỉ đăng bức ảnh với tâm lý chia sẻ niềm vui của gia đình với mọi người mà lại nhận về phản ứng tiêu cực đến vậy.
Tự hào và hạnh phúc vì con trai đạt được thành tích tốt trong kỳ thi đại học nhưng bà mẹ này không hiểu nổi vì sao mình lại trở thành mục tiêu bị công kích
Để bảo vệ bản thân và con, đi kèm với tâm trạng uất ức, mẹ của Tiểu Từ đã trả lời từng người một, nói rằng việc học tập của con bà thực sự rất khó khăn. Đó là kết quả của sự cố gắng lâu năm của Tiểu Từ, hy vọng mọi người sẽ không quá khích. Cuối cùng, nhằm tránh gây ra những rắc rối không cần thiết, mẹ của Tiểu Từ thậm chí còn xóa luôn tài khoản mạng xã hội của mình, nhưng tâm trạng của bà vẫn không thể bình tĩnh trong một thời gian dài. Bà không biết mình và con đã làm sai điều gì?
Vì đâu nên nỗi?
Sự việc này sau đó đã thu hút nhiều tranh luận. Nhiều người cho rằng thực chất, hành động của người mẹ từ đầu đến cuối không sai, chỉ là bà không tính trước được sự ghen tị của một số cá nhân tiêu cực xung quanh mình. Ở ngoài kia có nhiều người biết lời mình nói ra sẽ khiến người khác khó chịu nhưng họ không quá quan tâm. Khi thấy người khác đạt được thành tích xuất sắc mà bản thân không làm được, không ít người thấy “nóng mắt” và họ quyết định giải tỏa sự ghen tị của mình bằng cách hạ bệ những người chăm chỉ và đạt được thành công.
Được biết sau đó, bố của Tiểu Từ an ủi vợ mình bằng cách bảo bà hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác. Có thể con của bọn họ vừa trúng tuyển vào một trường đại học rất bình thường, thậm chí trượt đại học, rất khó có khả năng những người này sẽ thật sự nguyện ý chúc phúc cho con trai họ. Đây đơn giản là tâm lý “không ăn được nho liền chê nho chua” mà thôi.
Thực chất, đây không phải là trường hợp duy nhất. Trước đó, cũng có một gia đình ở Giang Tô (Trung Quốc) từng bị công kích trên mạng chỉ vì khoe con họ trúng tuyển vào Đại học Bắc Kinh. Một cư dân mạng bình luận: “Ai cũng có sự ghen tị. Có người nhìn người khác khoe khoang đã không chịu nổi chứ đừng nói đến việc thừa nhận bản thân hay con cái mình không giỏi bằng người khác. Âu cũng là điều đáng suy ngẫm”.