Mỉa mai, trách móc con cái chỉ để xả cơn giận là hình thức …

9 mins read
Mỉa mai, trách móc con cái chỉ để xả cơn giận là hình thức …

Mỉa mai, trách móc con cái chỉ để xả cơn giận là hình thức bạo hành bằng lời nói vô cùng đáng sợ

An Chi, Theo Trí thức trẻ 11:40 31/08/2023

Có rất nhiều câu nói cha mẹ thường thốt ra trong lúc nóng giận để hạ hỏa. Nhưng chúng ta không ngờ rằng những thứ đó đang bạo hành cảm xúc của chính con cái mình.

  • Từ vụ nam sinh bị đánh hội đồng ở Hà Nội: Tiến sĩ Tội phạm học hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bạo lực
  • 3 kiểu “bạo lực ngôn ngữ” này dễ đẩy con vào tình trạng xấu, cha mẹ nên thay đổi trước khi quá muộn
  • Bạo lực học đường: Xin đừng đổ lỗi!

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, bạo hành trẻ em là đánh đập, tra tấn chúng 1 cách đau đớn về thể xác. Chứ ít ai nghĩ được rằng, những câu nói xả giận tưởng chừng như vô hại lại đang “bạo hành cảm xúc” đối với con trẻ. Nó khiến con cảm thấy buồn tủi, đau đớn chẳng khác gì việc bạo hành thể xác. Và chắc hẳn cha mẹ không biết mình đã nhiều lần “bạo hành cảm xúc” của con cái trong khi chúng chỉ biết cúi mặt xuống rơm rớm nước mắt.

Câu chuyện 1:

Chị Trang (sống tại Hà Nội) chia sẻ bản thân không bao giờ đánh đập hay dùng đòn roi để dạy con. Thế nhưng, chị lại hay mắng nhiếc và quát nạt con bằng những lời nói chê bai, chế giễu gây tổn thương cho các bé. Hôm đó, con gái chị Trang được điểm rất kém. Ngay trước mặt khách, chị đã quát con to tiếng.

– Sao dốt thế, học hành có 6 điểm thì nghỉ luôn đi, tốn tiền ăn học mà như thế này à?

Con gái chị Trang im lặng, không nói gì. Bé trở về phòng và khóc nức nở, lập tức vò nát bài kiểm tra và ném vào thùng rác. Từ đó trở đi, con không bao giờ cố gắng nữa vì biết điều bố mẹ cần không phải là thấy con cố gắng mà là thành tích như con nhà người ta.

Câu chuyện 2

Con trai chị Ngân (sống tại Hà Nội) muốn rót nước mời mẹ nhưng vô tình đánh rơi bình nước đắt tiền. Chị Ngân ngay lập tức quát mắng:

– Sao mà dốt thế hả con, cái chai nước như thế kia lại đi cầm tay trái, dốt hết phần người khác thế à?

Chồng chị Ngân ngồi gần nghe thấy vợ chỉ trích con bèn lên tiếng: ”Thôi em, con nó đã biết lỗi rồi, mà chỉ là đổ nước chứ có gì đâu mà em quát con vậy”. Chị Ngân thẳng thừng: ”Đúng là bố nào con nấy, bố thì lười lại không biết làm gì”.

Hoá ra, trong cuộc sống hàng ngày, chị Ngân vẫn hay nói những lời gây sát thương như thế.

Từ 2 câu chuyện trên có thể thấy, khi nói lời thỏa mãn sự bực tức trong lòng nhưng làm đau người thân, nghĩa là đã giết chết những tế bào yêu thương trong lòng người khác, để lại hậu quả đáng tiếc, như vậy thật chẳng đáng chút nào.

Mỉa mai, trách móc con cái chỉ để xả cơn giận là hình thức bạo hành bằng lời nói vô cùng đáng sợ - Ảnh 1.

Dấu hiệu bạo hành bằng lời nói

– Khi trẻ sai thì chì chiết, trách móc sai lầm của con, lặp đi lặp lại trong thời gian dài khiến bé xấu hổ, thậm chí khó chịu.

– Quát mắng con ở nơi đông người, dùng lời lẽ không lịch sự mỗi khi con làm việc gì sai.

– Không cho trẻ được giải thích lý do vì sao dẫn tới hành động đó, ép buộc theo ý kiến của bố mẹ và bắt trẻ phải làm theo.

– So sánh con với những em bé khác cùng lớp, với anh chị em của mình khiến bé cảm thấy kém cỏi.

– Chê bai trẻ trước mặt nhiều người khiến bé tự ti, xấu hổ.

– Đổ lỗi cho con dù chưa biết thực hư sự việc thế nào.

– Bố mẹ cãi nhau, quát tháo bằng lời lẽ thậm tệ trước mặt con cái.

Bạo hành bằng lời nói để lại những hậu quả gì?

– Con sợ hãi nhưng không phục, cảm thấy uất hận, uất ức trong lòng.

– Bé sẽ thiếu tự tin, mặc cảm vì không bằng bạn bè xung quanh.

– Luôn trong tình trạng lo lắng vì không biết làm vậy có bị bố mẹ đánh đòn không.

– Với những trẻ biết suy nghĩ sớm, con có thể có những hành vi nguy hiểm đe doạ tính mạng của mình.

– Khó kết bạn hoặc kết nối với mọi người xung quanh.

– Thiếu thốn tình thương yêu, sự bao bọc của ba mẹ.

– Đối xử với người khác hay với các em nhỏ khác tương tự.

– Trở nên bướng bỉnh và khó bảo hơn, chỉ làm theo bố mẹ vì sợ chứ trong suy nghĩ không cảm thấy điều đó là đúng.

Cha mẹ nên làm như thế nào để không bạo lực ngôn từ với con?

– Thay vì mắng mỏ hãy để con được nói ra suy nghĩ của mình trước khi trách phạt con. Khi bé được nói, được phát biểu suy nghĩ, được thấu hiểu thì con sẽ cảm thấy được coi trọng và nghe lời bố mẹ hơn.

– Ngưng so sánh con với bất kì ai. Con là duy nhất và sở hữu cá tính riêng biệt, bất kì sự so sánh nào cũng khiến con cảm thấy không vui.

– Không quát to, nói lớn hay trách phạt trẻ ở nơi đông người hay trước mặt các anh chị em. Nên dạy trẻ ở nơi riêng tư bằng cách nhẹ nhàng. Khi nói to, con sẽ khó tiếp thu được những lời nói của bố mẹ.

– Yêu thương và dành thời gian nhiều hơn cho con, lắng nghe và thấu hiểu con sẽ là chìa khoá để mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên tốt đẹp hơn.

  • Bài học dạy con
  • sai lầm dạy con
  • cha mẹ
  • bạo hành lời nói

Latest from Blog