Một cách đơn giản giúp đứa trẻ bình thường nhất cũng phát triển vượt bậc mọi mặt: Không tốn tiền, không mất công sức
“Nói dối” là một kĩ năng giáo dục của bậc trí tuệ, thành công của phương pháp này phụ thuộc vào cách cha mẹ nói dối trẻ như thế nào.
- 1 điều cha mẹ buộc phải dạy trẻ nếu không muốn con bị cô lập, không ai yêu quý
- Sau khi đi học về, nếu cha mẹ làm được 3 điều này, con cái không chỉ học hành “lên tay” mà còn được lợi cả đời
- Nếu con gái có “khuyết điểm” này, cha mẹ đừng vội mắng mỏ, có khi trong tương lai con lại sống hạnh phúc hơn
Năm 1963, tại Cambridge, Massachusetts, nhà Tâm lý học Robert Rosenthal quyết định thử một thí nghiệm nhỏ trong phòng thí nghiệm của ông tại Đại học Harvard. Ông đặt các dấu hiệu khác nhau bên cạnh hai chuồng chuột để đánh dấu một chuồng là nhóm mẫu vật thông minh được huấn luyện đặc biệt và nhóm còn lại là chuồng chuột ngu ngốc.
Cuối ngày hôm đó, Rosenthal hướng dẫn học sinh đưa chuột vào mê cung và ghi lại thời gian mỗi con tìm được đường ra. Điều ông không nói với các sinh viên là trên thực tế không có con vật nào ở đây nổi bật – chúng đều là những con chuột thí nghiệm bình thường.
Nhưng sau đó có điều gì đó bất thường đã xảy ra. Các sinh viên “tin” rằng nhóm chuột thông minh hơn thực sự hoạt động tốt hơn. Nó giống như phép thuật.
Ảnh minh họa
Một sức mạnh vô hình mang tên Kỳ vọng
Lúc đầu, không ai tin Rosenthal nhưng lời giải thích lại hoàn toàn hợp lý. Rosenthal sau đó biết được rằng các học trò của ông đối xử với những con chuột “thông minh” – những con được đặt kỳ vọng cao hơn – bằng sự ấm áp và dịu dàng. Cách đối xử như vậy đã thay đổi hành vi của chuột và củng cố hiệu suất của chúng.
Sau thí nghiệm, một ý tưởng cấp tiến đã bén rễ trong đầu ông; ông tin chắc rằng mình đã khám phá ra một lực vô hình. “Nếu chuột được kỳ vọng là thông minh sẽ thông minh thì ý tưởng cho rằng học sinh có thể thông minh nếu giáo viên kỳ vọng chúng thông minh có lẽ cũng sẽ áp dụng được”.
Vài tuần sau, nhà tâm lý học nhận được một lá thư được gửi bởi hiệu trưởng trường Tiểu học Spruce ở San Francisco với lời đề nghị: “Xin vui lòng cho tôi biết nếu tôi có thể giúp đỡ”. Rosenthal ngay lập tức bắt đầu thiết kế một thử nghiệm mới. Lần này đối tượng là trẻ em.
Vào đầu học kỳ mới, các giáo viên tại trường Tiểu học Spruce được biết Tiến sĩ Rosenthal, một nhà khoa học được nhiều người kính trọng, sắp cho học sinh của mình làm một bài kiểm tra cho thấy ai sẽ đạt được nhiều tiến bộ nhất ở trường năm đó.
Sau bài kiểm tra, giáo viên sẽ không được nhận kết quả, thay vào đó Rosenthal sẽ chỉ thông báo tên của 20% học sinh ngẫu nhiên có “tiềm năng phát triển trí tuệ vượt bậc”. Khi năm học kết thúc, những học sinh của trường tiểu học trên được làm bài kiểm tra một lần nữa.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sức mạnh của sự mong đợi sẽ sớm phát huy tác dụng kỳ diệu của nó. Giáo viên quan tâm, khuyến khích và khen ngợi nhóm học sinh “thông minh” hơn, từ đó thay đổi cách nhìn nhận về bản thân của học sinh. Hiệu quả này rõ rệt nhất ở những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất, chúng có điểm thông minh tăng trung bình 27 điểm trong một năm. Sự gia tăng lớn nhất là ở những cậu bé có ngoại hình gốc Tây Ban Nha, một nhóm thường có kỳ vọng thấp nhất ở California.
Rosenthal cho rằng, những kỳ vọng sai lệch có thể làm ảnh hưởng đến thực tế, và vô tình tạo ra “self-fulfilling prophecy” (những lời tiên tri tự ứng nghiệm).
Hiệu ứng Pygmalion: Kỳ vọng của người lớn ảnh hưởng đáng kể đến học sinh
Tuy nhiên, thí nghiệm của Robert Rosenthal vẫn vấp phải sự phản đối từ một số nhà nghiên cứu khác. Một số người đưa ra những dẫn chứng cho rằng, việc một số học sinh học tốt hơn là do tính cách tự thân hoặc những yếu tố khác, chứ không liên quan gì đến kỳ vọng của giáo viên. Việc giáo viên tiếp xúc lâu ngày với học sinh cũng giúp nhiều người nhìn ra tiềm năng thật sự của học trò, do đó những giáo viên này sẽ điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
Trong trường hợp này, em học sinh nằm trong danh sách được chọn nếu có tiến bộ, thì nguyên nhân không nằm ở kỳ vọng của thầy cô. Tuy vẫn còn nhiều sai lệch, nhưng thí nghiệm của Robert và Lenore về hiệu ứng Pygmalion cũng cho ta những cái nhìn rõ ràng hơn về hiệu ứng này.
Rosenthal đặt tên cho khám phá của mình là Hiệu ứng Pygmalion – là một hiệu ứng tâm lý cho thấy: Hiệu suất và kết quả làm việc của cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của người khác.
Năm mươi năm sau, hiệu ứng Pimalon vẫn là một khám phá lớn trong nghiên cứu tâm lý học. Hiệu ứng này đã được thử nghiệm hàng trăm lần trong các thí nghiệm được thực hiện bởi quân đội, trường đại học, tòa án, viện dưỡng lão và nhiều tổ chức khác nhau. Hiệu ứng này không mạnh ở mọi nơi như Rosenthal nghĩ, nhưng mặc dù vậy, một đánh giá quan trọng năm 2005 đã kết luận rằng: “Bằng chứng thực nghiệm và tự nhiên đáng kể chứng minh rằng kỳ vọng của giáo viên ảnh hưởng rõ ràng đến học sinh – ít nhất là đôi khi”. Kỳ vọng cao có thể là một công cụ mạnh mẽ.
Xét ở giáo dục gia đình, đây là một cách giáo dục con cái rất thú vị và hiệu quả bằng cách ”đánh lừa” chính trẻ nhỏ. Từ đó, tạo được động lực vô hình giúp chúng phát triển vượt bậc trong cả ý thức lẫn hành động so với những đứa trẻ đồng trang lứa. Hãy luôn động viên và chú ý đến những điều tốt, lợi thế hay sự thông minh của con em mình. Nó sẽ tạo ra động lực rất lớn giúp trẻ phát triển vượt trội hơn so với bạn bè.
Các nhà tâm lý học đã từng nghiên cứu và rút ra kết luận: “Bạn chỉ cần đối xử với một người theo cách mà bạn muốn người đó trở thành. Không lâu sau, người đó sẽ thật sự biến thành người mà bạn mong muốn”.
Những bậc cha mẹ hoặc giáo viên tài giỏi là người vô tình hoặc cố ý áp dụng theo quy tắc này. Trước tiên, họ sẽ nhận định là đứa trẻ tài giỏi, biết quan tâm người khác. Tiếp theo, trước mặt giáo viên hoặc cha mẹ, đứa trẻ sẽ thể hiện mình là người như vậy. Sau đó, đứa trẻ sẽ thật sự trở thành người mà cha mẹ và giáo viên mong muốn.
“Nói dối” là một kĩ năng giáo dục của bậc trí tuệ, thành công của phương pháp này phụ thuộc vào cách cha mẹ nói dối trẻ như thế nào. Khi cha mẹ mong muốn con trở nên tài giỏi, thì trước tiên cha mẹ phải thạo “trò bịp” bằng cách nhắn nhủ với trẻ: “Con chính là đứa trẻ tài giỏi!”.
Lưu ý: Hiệu ứng Pygmalion có cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, hiệu ứng này có tác dụng cổ vũ con người, khích lệ tinh thần, giúp chúng ta vượt qua rào cản của bản thân. Nhưng về mặt tiêu cực, niềm tin sai lệch đặt vào một người không có tác dụng khích lệ, mà còn khiến người đó cảm thấy áp lực, tuyệt vọng và đẩy họ vào tình cảnh tồi tệ hơn.
Nếu biết cách sử dụng hiệu ứng Pygmalion một cách đúng đắn, hiệu suất làm việc và học tập sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, việc đặt kỳ vọng sai lầm, hoặc vượt quá khả năng vào một đối tượng có thể hủy hoại người đó. Họ có thể bất chấp mọi thứ, kể cả sức khỏe và thủ đoạn, để đạt được mục tiêu, hoặc rơi vào trầm cảm vì chịu áp lực quá lớn. Thầy cô, cha mẹ cần đặt kỳ vọng đúng chỗ, vừa phải và có thái độ khích lệ một cách tích cực dành cho học sinh hay con cái.
Bạn có thể đặt kỳ vọng cao hơn mức mong đợi dành cho học sinh hay nhân viên để khích lệ họ cố gắng. Nhưng mức độ ra sao là phù hợp thì cần dựa trên tình trạng cụ thể của từng đứa trẻ.