Một hành động của trẻ dễ khiến cha mẹ nổi cáu nhưng thực chất lại tốt cho não …

6 mins read
Một hành động của trẻ dễ khiến cha mẹ nổi cáu nhưng thực chất lại tốt cho não …

Một hành động của trẻ dễ khiến cha mẹ nổi cáu nhưng thực chất lại tốt cho não bộ

Thanh Hương, Theo Phụ nữ Việt Nam 17:07 11/07/2023

Sự bừa bộn, lộn xộn không phải lúc nào cũng xấu.

  • Hai kiểu nuôi dạy con tưởng hoàn hảo nhưng càng ngày càng khiến con đi “giật lùi”
  • 10 nguyên tắc người bố nào cũng nên nhớ khi nuôi dạy con gái
  • Ông bố vén áo khi đưa con đi dạo vì nóng, hành động sau đó của bé gái khiến netizen tranh cãi

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, khi đi về nhà và thấy con đang bày bừa đồ chơi lộn xộn, không ít cha mẹ nổi cáu, không giữ được bình tĩnh. Nhiều người quát mắng, thậm chí đánh đòn để ép con dọn dẹp đồ chơi sạch sẽ càng nhanh càng tốt. Thậm chí, một số cha mẹ còn quát con: “Nếu cứ bày bừa như thế thì lần sau đừng chơi đồ chơi nữa”, hay “Đừng hòng mẹ mua thêm cho một món đồ chơi nào”.

Tuy nhiên, cha mẹ không hề biết rằng, hành động này của mình vô tình làm cản trở quá trình phát triển não bộ của con. Vì sao lại như vậy? Đó là bởi theo các nhà khoa học, lộn xộn chưa chắc đã xấu mà nó còn giúp ích nhiều cho trẻ.

Từng có một nhóm các nhà khoa học ở Đức tiến hành nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến sự lộn xộn. Cuối cùng họ đã xác nhận rằng: Môi trường lộn xộn thực sự có thể giúp ích cho não bộ của trẻ. Bởi vì khi ở trong môi trường lộn xộn, trẻ sẽ dễ dàng lấy các đồ vật hơn. Nói một cách đơn giản: Môi trường lộn xộn thực sự có thể cải thiện hiệu quả công việc của một người.

Khi chơi đồ chơi, trẻ có những ý tưởng của riêng mình. Đôi khi nhìn đống đồ chơi lộn xộn, trẻ lại có cảm giác muốn chơi. Còn khi cha mẹ thu dọn ngăn nắp quá mức, trẻ lại không có tâm trạng vui chơi nữa vì sợ nếu mình bừa bộn thì sẽ bị bố mẹ phê bình.

Một hành động của trẻ dễ khiến cha mẹ nổi cáu nhưng thực chất lại tốt cho não bộ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cha mẹ cần phân biệt rõ 2 khái niệm “bẩn thỉu” và “lộn xộn”. Bên cạnh đó, cha mẹ cần biết rằng khi trẻ còn nhỏ, đồ chơi là thứ có khả năng kích thích tiềm năng của não bộ cao nhất. Khi trẻ chơi nhiều trò chơi hơn cũng chứng tỏ não bộ của trẻ đang lớn và phát triển nhanh chóng.

Sự cứng nhắc, phán xét của cha mẹ dưới góc nhìn người lớn sẽ vô tình cản trở trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ. Chính vì vậy, khi thấy con bày bừa đồ chơi, cha mẹ không nên cáu gắt mà thay vào đó, chỉ cần hướng dẫn con thu gọn đồ đạc vào một chỗ sau khi đã chơi xong.

Ngoài việc bày đồ chơi lộn xộn ra thì cha mẹ cần “khoan dung” với 2 nơi nữa ở trong nhà mà con có trót bày bừa, đó là “bàn học” và “phòng ngủ”.

Nếu để ý, cha mẹ sẽ thấy bàn học của rất nhiều nhà khoa học, nhà phát minh cũng rất bừa bộn. Chẳng hạn như bàn làm việc của CEO Apple Steve Jobs giấy tờ la liệt, chỉ nhìn rõ đúng chiếc máy tính.

Đôi khi bàn học của trẻ trông lộn xộn nhưng trẻ lại có thể nhanh chóng tìm thấy thứ mình muốn. Nếu cha mẹ giúp dọn dẹp sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho trẻ, những thứ lẽ ra tìm được lại không tìm thấy.

Với phòng ngủ, sự lộn xộn đôi khi cho thấy trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ. Trẻ đang trang trí “tổ ấm” của mình bằng những ý tưởng riêng. Nếu cha mẹ can thiệp thô bạo sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tư duy, sáng tạo của trẻ.

  • Phương pháp giáo dục con cái
  • phương pháp nuôi dạy con cái

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog